Một số biện pháp để thiết lập hệ thống hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 74)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.1.7. Một số biện pháp để thiết lập hệ thống hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam

thuế suất thuế nhập khẩu hàng ngàn mặt hàng về 0-5%, trong đó chủ yếu là 0%, mở cửa thị trường để hàng hóa nước ngoài tràn vào. Đây sẽ là một mối lo lớn của nền kinh tế khi hàng rào kỹ thuật chưa hoàn thiện, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hạn chế và các chính sách cải cách, thể chế chưa song hành.

2.1.7. Một số biện pháp để thiết lập hệ thống hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam Việt Nam

- Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa trên mọi phương diện và từ nhiều phía.

+ Thứ nhất: là từ phía các nhà sản xuất, doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng để xây dựng từng bước từ tiêu chuẩn cơ sở rồi nâng dần lên thành tiêu chuẩn quốc gia và hài hòa với tiêu chuẩn chung của thế giới. Các doanh nghiệp cũng cần được khuyến khích đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa trong mọi hoạt động của

sản phẩm bằng việc chủ động xây dựng các hệ thống ISO 9001:2000 (hiện nay được nâng lên thành tiêu chuẩn ISO 9001:2008), ISO 14001:2000, GMP, HACCP (hay ISO 22000), SA 8000... theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp mà lựa chọn áp dụng. Các doanh nghiệp may mặc có thể áp dụng cùng lúc các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, SA 8000; các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm áp dụng cùng lúc ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, GMP; các doanh nghiệp thủy sản áp dụng HACCP, ISO 9001:2000, ISO 14001:2000; các nhà sản xuất rau quả áp dụng theo GAP... Có thể nói rằng các hệ thống và tiêu chuẩn trên là chìa khóa, chứng minh thư để hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới nhưng cũng chính là chiếc áo giáp bảo hộ cho chính mình cho những hàng hóa đó tại thị trường trong nước;

+ Thứ hai là từ phía người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và dịch vụ, họ cần được nâng cao nhận thức trong việc sử dụng và tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng với đầy đủ các thông tin cần thiết cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định và các thông tin thêm, từ đó làm đòn bẩy tác động trở lại các nhà sản xuất phải nâng cao độ tin cậy cho sản phẩm của mình.

- Về phía nhà nước, các cơ quan quản lý có liên quan nhất là các cơ quan quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia tích cực vào hoạt động tiêu chuẩn hóa theo nhiều phương thức khác nhau, nhất là thông qua các cuộc hội thảo và kế tiếp là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ quan này cần phải đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc hỗ trợ đi song song với kiểm tra, giám sát nhằm hướng các đối tượng tham gia thực hiện đúng và phù hợp với hành lang pháp lý của Việt Nam và WTO. Trong những năm tới, chúng ta phải nâng cao tỷ lệ hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, kiên quyết loại bỏ những tiêu chuẩn lạc hậu,

không đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước về chất lượng, đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh và phù hợp với xu thế quốc tế.

- Để hỗ trợ cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, hai đối tượng chủ yếu của hoạt động tiêu chuẩn hóa thì việc tăng cường cơ sở vật chất của các phòng thí nghiệm, thử nghiệm và nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác này cũng rất cần thiết nhằm đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm và kiểm soát các kết quả làm căn cứ cho việc đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn chất lượng và các hoạt động liên quan khác. Hoạt động xây dựng các phòng thử nghiệm ngay trong doanh nghiệp theo từng lĩnh vực nên được đẩy mạnh và được xã hội hóa bằng việc góp sức của cả doanh nghiệp và nhà nước, từ đó vừa tạo lợi thế cho doanh nghiệp, vừa chia sẻ được gánh nặng về đầu tư cho nhà nước mà vẫn đem lại lợi ích chung cho tất cả các đối tượng tham gia vào quá trình này.

- Ngoài ra, bên cạnh các hoạt động tập trung đầu tư nâng cao năng lực sản xuất các doanh nghiệp cũng rất cần nâng cao vai trò tự chủ của mình, cần chủ động nghiên cứu đề xuất với các cơ quan quản lý các biện pháp và chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ bảo vệ sản xuất cho chính mình, thông qua vai trò của Hiệp hội ngành nghề.

- Cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng từng bước tham gia vào hoạt động xây dựng các biện pháp bảo vệ cho thị trường trong nước và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế quốc dân.

- Trên cơ sở các quy định của Hiệp định TBT, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản có liên quan, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu, các quy định về quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo kiểm soát được hàng hóa nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng cần đẩy mạnh các biện pháp quản lý, kiểm tra để

các doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ đảm bảo hàng hóa sản xuất trong nước có chất lượng tốt hơn hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)