- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.
2.2.2.2. Một số giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của động vật ngoại lai nhằm bảo vệ động thực vật trong nước
vật ngoại lai nhằm bảo vệ động thực vật trong nước
- Các tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại, không những chỉ làm suy giảm đa dạng sinh học, mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác về sức khỏe, kinh tế, xã hội của con người. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp phòng ngừa được ưu tiên hàng đầu vì một khi sinh vật ngoại lai xâm hại đã thích nghi và phát triển thì chi phí để tiêu diệt chúng là rất lớn và hầu như rất khó tiêu diệt hoàn toàn. Nhằm góp phần vào công tác ngăn chặn và giảm thiểu tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại, IUCN – Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đưa ra một tài liệu hướng dẫn (IUCN Guidelines for the Prevention of Biodiversity Loss Caused by Invasive Alien Species) với các vấn đề cần ưu tiên bao gồm:
+ Nâng cao nhận thức về tác hại của sinh vật ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học, sức khỏe con người, kinh tế xã hội ở cả các nước phát triển và đang phát triển;
+ Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài sinh vật ngoại lai ở quy mô quốc gia cũng như trên toàn thế giới;
+ Giảm thiểu sự du nhập vô tình hoặc nhập lậu sinh vật ngoại lai;
+ Xem xét kỹ lưỡng các tác động một loài sinh vật có thể gây ra trước khi quyết định nhập chúng;
+ Khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai xâm hại cũng như từng bước nâng cao hiệu quả của các biện pháp đã có;
+ Tăng cường khung luật pháp cũng như hợp tác quốc tế trong việc phòng ngừa việc du nhập, kiểm soát và tiêu diệt các loài ngoại lai xâm hại nay đang gặp rất nhiều khó khăn
- Trước sự phát triển và lan rộng của sinh vật ngoại lai xâm hại, cơ quan chức năng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để ngăn ngừa và kiểm soát các loài này, tuy nhiên hiệu quả rất hạn chế. Khó khăn đầu tiên là do hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa chú ý đầy đủ đến việc quản lý các loài sinh vật ngoại lai xâm hại nên khi vận dụng thường gặp khó khăn. Các cơ chế, chính sách khuyến khích, chế tài cũng chưa rõ ràng, cụ thể. Hệ thống quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại cũng chưa tương thích với các nước, chưa có sự thống nhất trên cả nước, có sự chồng chéo giữa các ngành, gây trở ngại cho sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách. Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu công việc, các công trình nghiên cứu khoa học về các loài Sinh vật ngoại lai xâm hại còn quá ít, chưa dự báo được những loài có nguy cơ xâm hại hoặc nguy cơ du nhập.
- Để khắc phục những yếu kém này, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường) mới đây đã đưa ra “Đề án ngăn ngừa và kiểm soát các Sinh vật ngoại lai xâm lấn ở Việt Nam từ nay đến năm 2020”. Theo đó, Cục sẽ điều tra và lập danh mục các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam cũng như các loài sinh vật bản địa bị tác động do sinh vật ngoại lai xâm lấn; xác định mức độ bị tác động và triển khai áp dụng các biện pháp hồi phục; đồng thời, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp tổng hợp để kiểm soát, quản lý và
- Ngăn ngừa được coi là giải pháp ít tốn kém và hiệu quả nhất để chống lại sinh vật ngoại lai xâm hại. Ngăn chặn sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lại xâm lấn tiềm năng là vấn đề cần được thực hiện đầu tiên. Chính phủ cần xây dựng hệ thống giám sát hải quan, đánh giá rủi ro và các quy định về kiểm dịch nhằm hạn chế sự thâm nhập của các loài sinh vật lạ. Cũng cần phải xây dựng các công cụ kinh tế và khuyến khích nhằm ngăn chặn sự thiết lập của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin rộng rãi về các quyết định, cách thức hạn chế sự thâm nhập và lan rộng của sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Cùng với quá trình toàn cầu hóa, các hoạt động thương mại, giao thông và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới đã mang lại nhiều lợi ích cho nhiều người. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho sự phát tán của các loài sinh vật lạ trở nên dễ dàng hơn và sự lan rộng các sinh vật lạ với những tác động tiêu cực của chúng. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần có sự hợp tác quốc tế để tăng cường công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại ở quy mô quốc gia và quốc tế.
- Tập trung sự ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài ngoại lai ở quy mô quốc gia, tăng cường hạn chế và quản lý chặt chẽ sự du nhập vô ý hoặc nhập lậu các loài sinh vật ngoại lai. Khi có nhu cầu nhập một loài cụ thể nào đó cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nguy cơ gây hại tiềm năng và đề ra các biện pháp quản lý cụ thể. Cần khuyến khích thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã phát tán ra môi trường.