thương mại quốc tế
Mặc dù ủng hộ tự do hóa thương mại, Chính phủ các quốc gia vẫn dựng nên các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế, về hình thức có thể thay đổi nhưng phạm vi và mức độ của các hàng rào kỹ thuật ngày càng tăng lên. Nếu như trước khi thành lập WTO thì hàng rào kỹ thuật thương mại quốc tế chỉ
giới hạn trong phạm vi thương mại hàng hóa thì ngày nay nó phát triển sang cả lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Nếu như trước đây các biện pháp áp dụng chỉ là các biện pháp hành chính (cấm, hạn ngạch và giấy phép) thì ngày nay nó hết sức đa dạng và tinh vi, liên quan tới nhiều quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì mục đích sử dụng cũng đa dạng về kinh tế, chính trị và xã hội.
- Vì mục đích chính trị: Chính phủ đưa ra các quyết định về chính sách thương mại dựa trên sự tính toán, cân nhắc tới nhiều yếu tố có liên quan. Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu là những điển hình trong việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật thương mại quốc tế để đạt được mục đích chính trị. Xuất phát từ động cơ chính trị mà các nước thường hay sử dụng các biện pháp như: cấm vận, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một loại hàng hóa nào đó hoặc áp dụng mức thuế suất riêng biệt rất cao,… Ngoài ra, còn có các biện pháp phân biệt đối xử trong việc xếp loại nước có nền kinh tế thị trường và nước chưa có nền kinh tế thị trường.
- Bảo vệ việc làm: Để ổn định tình hình xã hội, đặc biệt là nhằm đạt được mục tiêu về giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động trong nước, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế nhập khẩu, thậm chí hạn chế nhập khẩu lao động như: thuế quan nhập khẩu ở mức rất cao, hạn ngạch, thuế chống trợ cấp và thuế chống phá giá. Ngoài ra còn có thể sử dụng các biện pháp nội địa địa như: trợ cấp, sử dụng các quy định mua của địa phưng hay sử dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo SA8000,…
- Bảo vệ người tiêu dùng: Kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về sức khỏe và sự an toàn hơn là giá đắt hay rẻ. Để bảo vệ người tiêu dùng Chính phủ cần có các biện pháp nhằm tác động tới các sản phẩm nhập khẩu thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu và bao gói.
+ Trước hết là do yêu cầu của chiến lược phát triển ngành sản xuất nội địa có thể dành cho nhà sản xuất trong nước những ưu tiên hơn các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Thứ hai: Chính phủ của các nước cần phải tạo dựng và khai thác các ngành sản xuất mà lợi thế cạnh tranh quốc gia có thể thu được.
+ Thứ ba: chính sách thương mại có thể được xây dựng nhằm tạo dựng thị trường và đối tác thương mại có tính chiến lược.
+ Thứ tư: vì các lợi ích quốc gia liên quan đến việc duy trì văn hóa và bản sắc dân tộc, qua đó cho phép tự do thương mại nếu các quốc gia khác Bảo vệ một cách tích cực các ngành công nghiệp của chính họ.
- An ninh quốc gia: Vấn đề an ninh quốc gia luôn đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số hàng hóa có liên quan như: vũ khí, chất nổ.
- Bảo vệ môi trường: Môi trường là một trong những vấn đề được bàn đến nhiều nhất hiện nay, nó đang trở thành vấn đề của toàn cầu và tất nhiên mỗi quốc gia sẽ có những biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo vệ môi trường của quốc gia mình.
* Xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật trên thế giới
- Mở rộng từ lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ và đầu tư: Phạm vi hàng rào kỹ thuật có khuynh hướng ngày càng rộng hơn, bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất và dần mở rộng sang thương mại.
- Xu hướng chuyển đổi từ các biện pháp tự nguyện sang nguyên tắc bắt buộc: Trước đây nhiều tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 14000, các chứng nhận về môi trường, HACCP, thực phẩm hữu cơ .v.v. được áp dụng trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên những năm gần đây, một số biện pháp tự nguyện đã chuyển thành nguyên tắc bắt buộc, mở rộng từ các sản phẩm cụ thể đến toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động: như hệ thống an toàn thực phẩm HACCP, xuất phát từ Hoa Kỳ và sau hơn 40 năm đã được ứng dụng rộng rãi ở các
nước phát triển khác như Canada, EU kiểm soát các mối nguy hại đối với thực phẩm từ giai đoạn sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối.
- Tăng sức ảnh hưởng và hiệu ứng khuếch tán: Các biện pháp hàng rào kỹ thuật luôn tạo ra phản ứng dây chuyền, mở rộng từ một sản phẩm đến tất cả các sản phẩm liên quan, từ một nước đến một số nước và thậm chí cả thế giới. Ví dụ đầu năm 2002, EU cấm nhập khẩu tôm Trung Quốc vì có dư lượng chloramphenicol. Sau lệnh cấm này đã được mở rộng hơn 100 sản phẩm có thịt động vật. Biện pháp này được nhanh chóng được các nước khác như Hoa Kỳ, Nga, Arập Saudi áp dụng theo
- Phát triển cùng với tiến bộ khoa học – kỹ thuật và mức sống: Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn mới sẽ được nâng lên. Điều này có thể thấy thông qua việc Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đầu năm 2002 đã quyết định thực hiện gần 200 tiêu chuẩn mới về giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc trừ sâu.
- Kết hợp hàng rào kỹ thuật và vấn đề bằng sáng chế: Hiện EU và Hoa Kỳ một mặt yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn do họ đặt ra, mặt khác buộc các Công ty nước ngoài trả chi phí bằng sáng chế rất cao nếu muốn xuất khẩu các sản phẩm đã được đăng ký các bản quyền.
- Các nước đang phát triển đẩy mạnh thực hiện hàng rào kỹ thuật: Từ năm 1999 số lượng hàng rào kỹ thuật của các nước đang phát triển ngày càng tăng và vượt qua các nước phát triển.
- Tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế: Để bảo vệ ngành thương mại khỏi các hàng rào kỹ thuật bất hợp lý, WTO đã lập ra Luật về thực hành tốt, yêu cầu tất cả các thành viên tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.
- Hàng rào kỹ thuật về an toàn tiêu dùng ngày càng khắt khe: Khi người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về sức khỏe và an toàn, các tiêu chuẩn về tiêu
dùng trở nên chặt chẽ, chủ yếu liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, điện gia dụng, đồ chơi và vật liệu xây dựng.
- Phối hợp các hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và thuế quan: Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa dẫn đến cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới khiến nhiều nước kết hợp nhiều rào cản để bảo hộ mậu dịch. Cùng với hệ thống hàng rào kỹ thuật, các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, thuế quan .v.v. đang được các quốc gia đẩy mạnh thực hiện mà một điển hình là Hoa Kỳ, nước được coi là đã áp dụng và vận dụng các quy định về tự vệ thương mại phức tạp và tinh vi nhất thế giới. Ngoài ra các vấn đế về môi trường hiện nay cũng đang nổi lên như một công cụ hữu hiệu để một mặt bảo hộ thị trường trong nước và mặt khác là đảm ảo phát triển kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường .v.v. Xu hướng này cũng thể hiện rất rõ trong hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của EU, tập trung vào các biện pháp bảo vệ môi trường, dán nhãn sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, các quy định về nhãn mác sản phẩm .v.v. nhằm phát triển bền vững và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đứng trước xu thế chung này của thương mại thế giới, các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng phải nhận thức rõ ràng và đưa ra các nghiên cứu phù hợp để trước mắt duy trì hoạt động xuất khẩu, không lúng túng trước các rào cản mới trong thương mại quốc tế và dần dần có những biện pháp linh hoạt để vượt qua hệ thống rào cản mới này.
Với những phân tích nêu trên theo quan điểm đánh hàng rào kỹ thuật theo hướng chuẩn mực đúng mục đích mà Hiệp định đề ra sẽ có những mặt tích cực ngăn chặn hàng hóa có chất lượng kém, cân bằng cán cân thương mại quốc tế, bảo hộ sản xuất trong nước phát triển.
- Hiện nay hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU .v.v. đưa ra các tiêu chuẩn rất cao đối với hàng hóa nhập khẩu cũng như hàng hóa sản xuất trong nước. Trong thực tế các tiêu chuẩn đối với
hàng hóa nhập khẩu thường cao hơn và khắt khe hơn đối với hàng hóa sản xuất trong nước nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, chống nhập siêu. - Đối với các nước đang phát triển cũng đưa ra hệ thống tiêu chuẩn khá cao nhằm hướng tới mục tiêu như các nước đang phát triển, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng vẫn tạo thuận lợi cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
- Đối với các nước kém phát triển thì việc xây dựng hàng rào kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn do nhu cầu phát triển kinh tế, sản xuất trong nước chưa phát triển đòi hỏi phải nhập khẩu nhiều hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước.