Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vượt qua hàng rào kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 56)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vượt qua hàng rào kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam

thuật của các doanh nghiệp Việt Nam

- Thứ nhất: Các hàng rào kỹ thuật thường được áp dụng khi lượng hàng hóa nhập khẩu có khối lượng lớn, có vị trí quan trọng trên thị trường, có khả năng tác động đến hàng sản xuất nội địa;

- Thứ hai: Các hàng rào kỹ thuật thường đa dạng và đánh trúng vào điểm yếu của hàng hóa nhập khẩu: Tùy thuộc vào từng thị trường và các mặt hàng, các cơ quan quản lý tại thị trường nhập khẩu sẽ áp dụng các hàng rào kỹ thuật hoặc các biện pháp hành chính để hạn chế hàng hóa nhập khẩu;

- Thứ ba: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định trong việc vượt qua các hàng rào kỹ thuật: Khả năng cạnh tranh về giá cả có ý nghĩa sống còn trong việc xác định vị thế của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nhưng chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì khả năng cạnh tranh cũng như vượt qua các hàng rào kỹ thuật. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo một nội dung rộng lớn hơn từ chất lượng nguồn nguyên liệu, chất lượng của quy trình sản xuất tới chất lượng sản phẩm cuối cùng. Áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế như ISO, SA trở thành yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu;

- Thứ tư: Vai trò đặc biệt của Chính phủ và sự phối hợp công – tư: Các doanh nghiệp không đủ khả năng để tự giải quyết mọi vấn đề khi vấp phải các hàng rào kỹ thuật. Các hoạt động ngoại giao, đàm phán ở cấp chính phủ sẽ giải quyết được các vướng mắc không chỉ về mặt pháp lý mà còn rạo ra sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau cao hơn mở đường cho việc dỡ bỏ các hàng rào kỹ thuật không cần thiết thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia;

Tóm lại, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO đã tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị các nước chú ý và thiết lập các hàng rào kỹ thuật. Phần lớn các hàng rào kỹ thuật tập trung và điểm yếu của hàng hóa nhập khẩu: Đối với dệt may là tiêu chuẩn xã hội, đối với thủy sản là dư lượng kháng sinh .v.v. Nhìn chung các nước nhập khẩu đều tìm hiểu, phân tích rất sâu sắc hàng hóa nhập khẩu nói chung và Việt Nam nói riêng trước khi đưa ra các quy định có liên quan đến hàng rào kỹ thuật.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với hệ thống hàng rào kỹ thuật. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do khó khăn từ những nguyên nhân khách quan như nguồn nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, khả năng cạnh tranh, cũng như các nguyên nhân chủ quan như chưa thực sự quan tâm đến chất lượng sản sản phẩm, trình độ năng lực quản lý .v.v. do vậy ảnh hưởng đến sự thâm nhập thị trường của hàng hóa xuất khẩu. Việc tổ chức phối hợp để nâng cao thương hiệu quốc gia, chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp, các Hiệp hội (Hiệp hội da giày, Hiệp hội thủy sản Việt Nam VASEP, Hiệp hội Dệt may Việt Nam .v.v.) và các cơ quan chưa thực sự hiệu quả là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng vượt qua các hàng rào kỹ thuật của hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)