- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.
3.1.2.8. Thực trạng và giải pháp quản lý đối với hàng hóanhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy
khẩu phải kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy
Kinh tế Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng thông thoáng, các quy định về hàng rào thuế quan và hạn ngạch đang giảm mạnh, hàng hoá tiêu dùng xuất nhập lậu sẽ giảm dần; vấn đề chất lượng hàng hoá đưa vào lưu thông trên thị trường lại đang ngày càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người tiêu dùng.
Thực tiễn nhiều năm trở lại đây, vấn đề được đông đảo các doanh nghiệp và người tiêu dùng và các cơ quan truyền thông quan tâm nhất không phải là vấn đề mua phải hàng nhập lậu, mua phải hàng giả mạo nhãn hiệu mà là các thông tin về chất lượng hàng hoá thiết yếu không đảm bảo chất lượng, sử dụng hàng hoá có các phụ gia không được phép sử dụng đã và đang lưu thông trên thị trường và vấn đề hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài bị ngăn cản do hàng rào kỹ thuật về chất lượng.
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá có quy định về sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Đồng thời Luật cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm như:
+ Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
+ Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá…
+ Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
+ Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…
+ Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hoá…”
+ Các quy định trên ràng buộc các tổ chức và cá nhân khi đưa vào hàng hoá lưu thông trên thị trường phải chấp hành các diều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá trên khâu lưu thông và phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan nhà nước kiểm tra về chất lượng hàng hoá của các Bộ và địa phương, trong đó có cơ quan QLTT các cấp, trong đó đặc biệt tập trung vào các sản phẩm nhóm 2 (các sản phẩm nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng).
Quá trình kiểm tra và xử lý đối với các mặt hàng thuộc diện phải thực hiện về hợp chuẩn, hợp quy của lực lượng quản lý thị trường cho thấy một số vấn đề chính nổi lên là:
* Về thuận lợi: Việc kiểm tra hàng hoá buộc phải công bố hợp quy và
dán tem hợp quy tạo điều kiện cho lực lượng quản lý thị trường làm tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, thiết thực với người tiêu dùng và có nguy cơ gây mất an toàn cao. Bên cạnh đó, các quy định về mặt hàng phải chứng nhận hợp quy được các cơ quan chức năng ban hành khá nhanh và đầy đủ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác kiểm tra, xử lý. Việc kiểm tra về chất lượng và tính hợp chuẩn, hợp quy đã tạo điều kiện để tổ chức kiểm tra sâu, rộng đối với hàng hoá lưu thông và đối với cả các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, nâng cao hiệu quả đấu tranh, xử lý triệt để vi phạm.
* Những tồn tại:
- Thực tế kiểm tra cho thấy công tác quản lý nhà nước trong chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ dẫn tới tình
trạng doanh nghiệp tự in tem quá số lượng, không đúng quy định về hình thức, kích cỡ, giao cho đơn vị kinh doanh tự dán tem hợp quy. Đặc biệt là tình trạng chất lượng giữa hàng hoá được mang đi kiểm nghiệm và hàng hoá lưu thông rất khác nhau.
- Việc kiểm tra, xử lý còn thiếu thông tin ban đầu, công tác phối hợp, xác minh và giám định kéo dài trong khi thời gian tạm giữ có hạn và gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các chế tài chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa có chế tài xử lý đối với người kinh doanh hàng hoá không dán tem hợp quy.
* Một số kiến nghị:
- Để công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá trên khâu lưu thông, đặc biệt là đối với hàng hoá nhóm 2, có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá đến tay người sử dụng và tạo rào chắn kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu trước hết cần điều chỉnh đồng bộ đối với hệ thống các quy định của pháp luật, tránh việc chia cắt đối tượng vi phạm, phạm vi kiểm tra, thủ tục kiểm tra giữa các cơ quan chuyên ngành khác nhau kết hợp với triển khai có hiệu quả công tác phối hợp trong kiểm tra chất lượng hàng hoá trên khâu lưu thông theo Quyết định số 36/2010/QĐ-TT ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Riêng đối với lực lượng quản lý thị trường, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, mặt chủ quan là vấn đề nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu trong khi các quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, kih phí giám định trước, hướng dẫn nghiệp vụ mang tính ngành dọc còn nhiều hạn chế. Cần thiết phải có cơ chế nhằm nâng cao cả về chất lượng nguồn nhân lực của quản lý thị trường cũng như một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù ngành mới có thể phát huy được vai trò chủ công của lực lượng quản lý thị trường trong công tác kiểm tra, kiểm soát
chống các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá và công bố hợp quy.