hàng rào kỹ thuật
Các điều khoản của GATT 1947 chỉ quy định chung về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại các điều III, XI và XX. Một nhóm công tác của GATT được thành lập để đánh giá tác động của các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế đã kết luận rằng hàng rào kỹ thuật là nhóm rào cản lớn nhất trong các biện pháp phi thuế quan mà các nhà xuất khẩu phải đối mặt.
Trong năm 1960, một cuộc điều tra do GATT đã cho thấy có nhiều vấn đề nảy sinh liên quan đền hàng rào kỹ thuật trong thương mại hơn bất cứ biện pháp nào khác. Sau nhiều năm đàm phán, cuối cùng Vòng đàm phán TOKYO năm 1979 có 32 quốc gia thành viên GATT đã ký kết Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật
TBT – quy định các quy tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp
Điều này thúc đẩy việc hình thành phiên bản đầu tiên của Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại có hiệu lực mang tính nhiều bên vào năm 1980 ở giai đoạn cuối cùng của Vòng đàm phán thương mại TOKYO về GATT (thường được gọi là Hiệp định hàng rào kỹ thuật Vòng TOKYO). Đến năm 1994, Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã hợp nhất Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại mới, chặt chẽ hơn và mang tính đa biên vào hệ thống của WTO. Hiệp định này đã nâng cấp và làm rõ hơn các quy định trong quy chế tiêu chuẩn của vòng đàm phán URUGUAY. Hiệp định TBT được đàm phán trong vòng đàm phán URUGUAY là một phần không thể tách rời của hệ thống Hiệp định WTO.