- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.
3.1.3.1. Vai trò và thực tế công tác kiểm tra, giám sát thực thi áp dụng các quy định hàng rào kỹ thuật
thực thi việc áp dụng các quy định hàng rào kỹ thuật
3.1.3.1. Vai trò và thực tế công tác kiểm tra, giám sát thực thi áp dụng các quy định hàng rào kỹ thuật dụng các quy định hàng rào kỹ thuật
- Với vai trò của người gác cửa, là đơn vị tuyến đầu, cơ quan Hải quan cần có cách tiếp cận nhiều mũi trong cuộc chiến chống lại việc buôn bán những sản phẩm nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho ngườì tiêu dùng.
- Gần đây tình trạng hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, hàng nhiễm độc, hàng giả, hàng nhái đe dọa sức khỏe, sự an toàn của ngườì tiêu dùng và gây tổn hại đến những lợi ích kinh tế đang trở thành một trong những tiêu điểm của thế giới. Có thể thấy một số sản phẩm nhiễm độc tố như thực phẩm nhiễm melamine, kem đánh răng nhiễm độc, tân dược giả hoặc kém chất lượng rồi các phụ tùng, linh kiện máy bay, ô tô không đạt tiêu chuẩn an toàn vẫn đang được thẩm lậu vào nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
- Với vai trò của người gác cửa, là đơn vị tuyến đầu, ngành Hải quan cần có cách tiếp cận nhiều mũi trong cuộc chiến chống lại việc buôn bán những sản phẩm nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho ngườì tiêu dùng. Để làm được điều này, nỗ lực của ngành Hải quan là rất quan trọng nhưng chưa đủ, cần có sự phối kết hợp giữa cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng như với cộng đồng doanh nghiệp. Có như vậy, ngành Hải quan mới có thể cải thiện được chất lượng kiểm soát hàng hóa của mình nhằm đối phó với sự gia tăng nguy cơ gian lận thương mại liên quan đến sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng.
- Có thể nói việc đưa ra các yêu cầu kỹ thuật để bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dân và các nội dung khác có liên quan không phải là nội dung công việc của ngành Hải quan, đó là công việc của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên, ngành Hải quan lại là cơ quan kiểm tra kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, phát hiện và xử lý những hàng hóa có gian lận thương mại, vi phạm các yêu cầu về an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Hải quan có thể xác định trọng điểm, ngăn chặn, bắt giữ những hàng hóa độc hại, hàng giả đi kèm chứng từ giả mạo hoặc hàng buôn lậu qua biên giới.
- Tình trạng ngày càng gia tăng hàng hóa nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng là do lợi nhuận kinh doanh những mặt hàng này quá lớn trong khi thủ đoạn gian lận của các đối tượng lại càng ngày tinh vi. Họ có thể đưa những hàng hóa đó vào thị trường nội địa bằng các chứng từ, chứng nhận giả mạo; mô tả sai hàng hóa ( kể cả việc chỉnh sửa các hóa đơn và danh mục đóng gói); chuyển đổi loại hình thương mại ; buôn lậu, áp sai mã HS và gian lận xuất xứ hàng hóa.
- Để nhận diện những hàng hóa gian lận thương mại gây nguy hại cho sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, bằng kinh nghiệm, cơ quan Hải quan có thể sử dụng các dấu hiện nhận biết như sau:
(i) Hàng hóa không mang nhãn mác xuất xứ, chỉ dẫn về trọng lượng, danh mục thành phần, các thông số về điện, cơ… ;
(ii) Hàng hóa được khai báo xuất xứ từ một nước mà lại không nổi tiếng trong sản xuất mặt hàng đó;
(iii) Hàng hóa có bao bì đóng gói kém phẩm chất ví dụ như chữ in trên bao bì thì mờ nhạt, biến dạng, màu sắc kém, giấy đóng gói là dạng giấy bóng kính, vải thun hoặc loại giấy gói rẻ tiền;
(iv) Hàng hóa được đóng trong bao bì không thông thường, ví dụ thuốc viên lại được đóng trong túi nhựa thay vì đóng trong lọ… ;
(vi) Hàng hóa bị mất số lô hàng, mã nhà máy, hạn sử dụng, ngày sản xuất hoặc các nhãn mác khác ;
(vii) Hàng hóa có trị giá thấp hơn nhiều so với những mặt hàng cùng chủng loại ; và
(viii) Hàng hóa không kèm giấy phép như quy định pháp luật yêu cầu.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, hoạt động buôn bán bất hợp pháp các loài động thực vật hoang dã, các chất hóa học và rác thải độc hại qua biên giới đang đặt ra những thách thức cho việc bảo về an
ninh môi trường của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó,
với mong muốn cơ quan cơ quanHải quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình thông thương, mở rộng thị trường và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, nhiệm vụ đi cùng không kém phần quan trọng là kiểm soát sự tuân thủ pháp luật, phối hợp với các lực lượng chức năng để đấu tranh chống các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép hàng hóa nói chung và hàng hóa mang tính độc hại ảnh hưởng đến môi trường nói riêng.
Trong những năm qua ngành Hải quan đã quán triệt chức năng nhiệm vụ của mình làm tốt công tác kiểm tra và kiểm soát việc xuất nhập khẩu những mặt hàng có tính chất nhạy cảm liên quan đến vấn đề bảo vệ môi sinh và môi trường. Trên tinh thần đó, với sự nỗ lực và quyết tâm Hải quan Việt Nam nói chung và lực lượng chống buôn lậu của ngành nói riêng đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.
Đầu tiên phải nói đến việc chống buôn lậu gỗ qua biên giới, điển hình như vụ việc vào thời điểm trước khi diễn ra thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, lực lượng chống buôn lậu Hải quan Việt Nam phối hợp với lực lượng cảnh sát kinh tế, cảnh sát môi trường, kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện hơn 10 doanh nghiệp xuất lậu ra nước ngoài hơn 200 côngtennơ gỗ Trắc, gỗ Muồng trị giá khoảng 2 triệu USD; chỉ riêng Cty
TNHH Nam - Nguyên tại TP. Hồ Chí Minh xuất lậu 103 côngtennơ sang Trung Quốc .
Ngành Hải quan Việt Nam cũng đã phối hợp tốt với cơ quan CITEs của Tổng cục Lâm nghiệp và chỉ đạo các Cục Hải quan Tỉnh và Thành phố trong cả nước đẩy mạnh việc kiểm tra kiểm soát việc buôn bán vận chuyển trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng. Do vậy, từ năm 2005 đến nay đã thu giữ được 13,5 tấn ngà voi , 24 tấn thịt và 4,1 tấn vảy tê tê, 1,9 tấn mai rùa qua cảng Hải Phòng; 42 kg chân gấu, 02 con gấu ,1335 kg mai đồi mồi và 118 kg rùa sống qua địa bàn biên giới tỉnh Nghệ An. Cơ quan Hải quan đã phối hợp kiểm soát việc nhập khẩu 38 lô hàng với 8,829 tấn sản phẩm sừng, da, xương tê giác; 14 con tê giác sống và phát hiện bắt giữ 12 vụ thu giữ tổng số 97,5 kg sừng tê giác chuyển cho cơ quan chức năng quản lý và xử lý . Chỉ riêng trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, 5 địa phương trọng điểm là Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, lực lượng Hải quan đã thu giữ : hơn 1,8 triệu bao thuốc lá, 5,1 tấn lá thuốc lá, 95 tấn ắc quy chì, 604 tấn nhựa rác phế thải 40,5 tấn thịt gà thải loại và thực phẩm tươi sống quá đát, 206 tấn phế loại kim loại, 196 tấn phân hóa học giả, 11.430 khẩu súng nhựa đồ chơi bạo lực được sản xuất từ Trung Quốc, 2.000 hộp dầu nhờn giả, 30.000 bộ quần áo cũ, khoảng 10.000 xe đạp cũ, 144.000 hạt nổ, 42 kg hạt nổ 200 viên đạn súng săn, 10.000 màn hình LCD, CPU, Laptop, bộ nguồn vi tính đã qua sử dụng.
Tổng cục Hải quan cũng đã phối hợp với Cục Kiểm lâm Việt Nam theo dõi tình hình nuôi nhốt động vật hoang dã trên toàn quốc gồm có 120 tổ chức cá nhân (trong đó có 11 trang trại) nuôi nhốt 300 loài, gồm 1.329 cá thể động vật hoang dã quý hiếm với 101 con hổ, 07 con báo , 02 con sư tử, 14 con tê giác, 366 con Gấu các loại và từ đó có cơ sở để theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu động vật hoang dã của các cơ sở chăn nuôi này. Trước nguồn thông tin
tỉnh Thà Khẹt của Lào nuôi nhốt hơn 780 con hổ, báo, gấu và sư tử các loại ; tại đây cũng đã hình thành đường dây buôn lậu hổ và sản phẩm về hổ như hổ đông lạnh, xương và cao hổ về Việt Nam xâm nhập chủ yếu qua các cửa khẩu thuộc các tỉnh Miền Trung như: Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng trị), Nậm Cắn (Nghệ An). Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục ban hành văn bản số 3217/TCHQ-ĐT ngày 18/6/2010 chỉ đạo về nghiệp vụ phát hiện chống buôn lậu hổ qua biên giới để giao nhiệm vụ cho Cục Hải quan các tỉnh và thành phố có biện pháp phát hiện ngăn chặn.
Ngoài ra các chất hóa học độc hại trong vấn đề bảo vệ môi trường như: PCBs, Dioxin, Furans, Adrin, Dielrin, DTT, Clodane, Heaxachrobenzen, Toxaphene và Heptachlor và các chất gây hại phá hủy tầng ôzôn như CFC, HCFC, Halon, CTC luôn có trong các sản phẩm nhập khẩu hoặc gián tiếp thải ra trong quá trình vận hành, sử dụng... Do vấn đề nội luật hóa các văn bản chỉ đạo chưa cụ thể nên vấn đề phát hiện ngăn chặn còn bị hạn chế, thể hiện năng lực quản lý hóa chất độc hại và các chất phá hủy tầng ô zôn của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của ngành Hải quan còn bất cập. Gần đây thông qua việc phát hiện hoạt động chuyển khẩu mật ong của Trung Quốc qua địa bàn Việt Nam để nhập khẩu trái phép vào Hoa kỳ của một số doanh nghiệp tại Việt Nam, lực lượng chống buôn lậu ngành Hải quan phối hợp với Hội nuôi ong Việt Nam đã phát hiện được dư lượng kháng sinh trong mật ong Trung Quốc gồm các chất như : Ciprofloxacin, Chloramphenicol, Iprofloxacin, Enrofloxacin v.v... đều rất nguy hại cho sức khỏe của người và động vật.
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, trong quá trình triển khai công tác đấu tranh với hoạt động bất hợp pháp hàng hóa nhạy cảm với môi sinh, môi trường Ngành vẫn còn gặp một số khó khăn. Đó là, hạn chế trong nhận thức đối với các Công ước quốc tế và nghị định thư về bảo vệ môi trường, việc phổ biến các công ước quốc tế và nghị định thư về bảo vệ môi
trường chưa được sâu rộng trong nhân dân cũng như cán bộ công chức trong ngành Hải quan, một bộ phận công chức hải quan chưa nắm được nội dung yêu cầu của các công ước, tâm lý công chức ngại tiếp xúc với hóa chất độc hại do thiếu phương tiện bảo hộ lao động nên hạn chế đến việc phát hiện các hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ tại các chi cục hải quan cửa khẩu.
Bên cạnh đó, ở trong nước hành lang pháp lý còn thiếu, chưa tạo điều kiện cho công chức hải quan và cơ quan thi hành pháp luật thi hành công vụ: Ví dụ việc bắt giữ các lô hóa chất độc chưa có văn bản hướng dẫn xử lý, cơ quan bắt giữ không có đủ điều kiện để quản lý, thủ tục tiêu hủy rườm rà, kinh phí bắt giữ, tiêu hủy chưa được hướng dẫn cụ thể và thiếu thống nhất. Trong khi hệ thống các văn bản Luật và các thông lệ quốc tế chưa cho phép xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm: ví dụ theo thông lệ quốc tế các hàng hóa thuộc lĩnh vực công ước CITES quy định bắt giữ được như: ngà voi, sừng tê giác... phải thông báo và trả lại tang vật cho nước xuất xứ nhưng thực tế không thực hiện được vì không xác định được đâu là tang vật hợp pháp, tang vật bất hợp pháp ở nước xuất xứ, cơ quan nào chịu trách nhiệm thanh toán về án phí cho cơ quan hoặc bên đối tác bắt giữ.... Hơn thế nữa, đối với hàng hóa thương mại bất hợp pháp nhạy cảm với môi trường là vấn đề rất mới đối với công tác hải quan nên từ cấp Tổng cục đến các đơn vị cơ sở chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện đấu tranh ngăn chặn …