- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.
3.1.2.7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa phải kiểm tra chất lượng
hải quan đối với hàng hóa phải kiểm tra chất lượng
- Tiếp nhận hồ sơ và đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, đối với hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra, chưa có kết quả chứng nhận, giám định chất lượng thì yêu cầu chủ hàng nộp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng có xác nhận của cơ quan kiểm tra.
nhân làm thủ tục nhận hàng và thực hiện việc kiểm tra chất lượng theo quy định.
- Theo dõi chủ hàng nộp kết quả kiểm tra chất lượng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa. Quá thời hạn này mà thương nhân chưa nộp kết quả kiểm tra thì lập biên bản vi phạm hành chính về hải quan (hành vi nộp chậm hồ sơ hải quan) theo quy định hiện hành.
- Hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa trên hồ sơ đối với lô hàng có thông báo kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu.
- Thực hiện thủ tục hải quan tái xuất đối với lô hàng có quyết định buộc tái xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để tạo thuận lợi cho việc thông quan và tiết kiệm chi phí lưu kho bãi tại cảng cho người nhập khẩu trong kiểm tra chất lượng, các quy định hiện hành cho phép nhà nhập khẩu được thông quan ngay lô hàng tại cảng trước khi cơ quan kiểm ra tiến hành thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong một số trường hợp nhà nhập khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ về thuế mới được phép đưa hàng hóa về để làm thủ tục kiểm tra chất lượng theo quy định. Trong thời hạn quy định tại giấy đăng ký kiểm tra sau khi thông quan chủ hàng phải xuất trình đầy đủ hàng hóa, tài liệu kèm chứng từ thông quan và các giấy tờ khác theo quy định của cơ quan kiểm tra để tiến hành việc kiểm tra chất lượng sau thông quan. Việc kiểm tra chất lượng sau thông quan có thể thực hiện tại điểm không phải là cảng nhập khẩu (như tại kho bãi, nhà kho của nhà nhập khẩu .v.v.).
Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc diện đăng ký trước kiểm tra sau hiện nay thực hiện theo Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên hiện nay các Bộ ngành có liên quan vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn. Việc thực hiện trình tự thủ tục theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2001/TTLT/BKHCNMT-TCHQ ngày
28/8/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường trước đây và Tổng cục Hải quan còn nhiều bất cập:
+ Thông tư liên tịch đến nay ban hành đã quá lâu trong khi đó nhiều vấn đề phát sinh chưa kịp điều chỉnh. Trong điều kiện hội nhập, thủ tục hải quan và các quy định có liên quan ngày càng được thông thoáng thì một số quy định tại Thông tư gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chưa phân định trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước cụ thể là cơ quan hải quan và các cơ quan có chức năng kiểm tra, thẩm định chất lượng hàng hóa. Một số nhóm mặt hàng hiện nay khi nhập khẩu sẽ vẫn phải chịu sự kiểm tra chất lượng của các cơ quan kiểm tra chất lượng khác nhau. Ví dụ mặt hàng sữa bột sẽ phải bị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (thuộc Bộ Y tế) và cơ quan kiểm dịch động vật (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Việc các cơ quan chưa đi đến thống nhất ban hành Thông tư hướng dẫn sẽ gây khó khăn cho cơ quan thực thi, doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với kinh nghiệm thực tế qua quá trình công tác có thể nói hiện nay việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng đăng ký trước, kiểm tra sau sau khi cơ quan hải quan cho làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản và xuất trình hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện việc kiểm tra, cơ quan hải quan sẽ không tiến hành giám sát là phù hợp với các quy định hiện hành. Tuy nhiên trong thực tế nguyên tắc kiểm tra này sẽ là một lỗ hổng lớn nếu các cơ quan kiểm tra chất lượng cũng như cơ quan hải quan không phối kết hợp với nhau trong việc giám sát, xử lý đối với hàng hóa không đạt chất lượng nhập khẩu.
lưu thông ngay lô hàng sau khi đã được cơ quan hải quan thông quan mà chưa có kết quả kiểm tra chất lượng của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Trong trường hợp đó nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác định lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hoặc ảnh hưởng đến môi trường thì hàng hóa đã được lưu thông, không có khả năng thu hồi để xử lý. Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm quy định cơ quan nào phát hiện vi phạm thì cơ quan đó có thẩm quyền xử lý vụ việc.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay do cơ quan hải quan không tiến hành giám sát đối với hàng hóa và trong vòng 30 ngày cơ quan kiểm tra chuyên ngành mới thông báo kết quả lô hàng có được lưu thông hay không, đây chính là kẽ hở cho việc doanh nghiệp lợi dụng tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng. Để quản lý tốt đối với nhóm mặt hàng này cần có một số giải pháp sau:
- Các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan hải quan và các lực lượng khác có cơ chế phối kết hợp, thông báo cho nhau về tình hình hàng hóa nhập khẩu ngay sau khi hàng hóa được thông quan, doanh nghiệp đưa hàng hóa về nơi bảo quản để kiểm tra (có thể thiết lập đường dây nóng, thông tin phản hồi .v.v.).
- Có biện pháp xử lý ngay, triệt để với mức phạt cao hoặc có biện pháp xử lý hành chính (thu hồi giấy phép kinh doanh, không cho phép kinh doanh, nhập khẩu mặt hàng đã vi phạm trong 1 thời gian nhất định) đối với trường hợp doanh nghiệp tự ý lưu thông hàng hóa nhập khẩu chưa có kết quả kiểm tra chất lượng, hàng hóa không phù hợp với công bố chất lượng.
- Hoàn thiện các quy định pháp lý, quy trình đánh giá chất lượng theo các quy định chuẩn mực quốc tế, đẩy mạnh việc thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ chức, cơ quan kiểm tra quốc tế để đơn giản hóa thủ tục kiểm tra.