Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam về

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 112)

Nam về các tội phạm khác về chức vụ

Từ những nhận xét, phân tích trên, nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể về các tội phạm khác về chức vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam như sau (những chữ in đậm, nghiêng là kiến nghị theo quan điểm của chúng tôi):

Chương XXI

CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ

Điều 277. Khái niệm các tội phạm về chức vụ và người có chức vụ,

quyền hạn (sửa đổi)

Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi

thực hiện công vụ hoặc do người khác thực hiện nhưng hành vi của họ lại

liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn.

Người có chức vụ, quyền hạn nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Mục A

CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

...

Điều 284a. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương

vì vụ lợi (mới)

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Điều 289 và Điều 290 Bộ luật này để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi, thì thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam

giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

...

Mục B

CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ

Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (sửa đổi) 1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp được qui định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị

phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam

giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy

năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 289. Tội đưa hối lộ (sửa đổi)

1. Người nào vì lợi ích của chính mình hoặc của người khác mà mời chào, hứa hẹn hoặc đưa cho, trực tiếp hay gián tiếp, người có chức vụ quyền hạn thuộc lĩnh vực công hoặc tư, của Việt Nam hoặc của nước

ngoài, của tổ chức quốc tế, của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới

mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, cho chính bản thân người có chức vụ, quyền hạn ấy hay cho một người hoặc một tổ chức khác, để người có chức vụ, quyền hạn này làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công việc

trong chức trách, quyền hạn,thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.

6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

...

Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ (sửa đổi)

1. Người nào làm trung gian để thực hiện việc chào mời, hứa hẹn

hoặc cho, đòi hỏi hoặc nhận của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới

mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, bất kỳ giữa người có chức vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực công hoặc tư, của Việt Nam hoặc của nước ngoài, của tổ chức quốc tế với người khác mà theo yêu cầu của người này, người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công việc trong

chức trách, quyền hạn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.

6. Người môi giới hối lộ tuy không bị ép buộc mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

...

Điều 291. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (sửa đổi)

1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi”.

...

Ngoài ra, khi chưa có văn bản giải thích chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền về các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất

nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trong bảy cấu thành tội

phạm của Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ (đã nêu ở trên), theo chúng tôi, chúng ta có thể tham khảo hướng dẫn của về các tội xâm phạm sở hữu tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp để làm cơ sở cho việc giải thích các dấu hiệu này [33] nếu gây ra nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì được xác định như sau:

1) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả

nghiêm trọng:

a) Làm chết một người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100% nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b và c trên đây;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. 2) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả rất

nghiêm trọng:

a) Làm chết hai người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b và c trên đây;

đ) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

e) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a đến điểm đ tiểu mục này.

3) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả đặc biệt

nghiêm trọng:

a) Làm chết ba người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b và c trên đây;

đ) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên; e) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a đến điểm đ của tiểu mục này;

f) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm a đến điểm đ tiểu mục này.

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

Mặc dù đây là hướng dẫn đối với các tội xâm phạm sở hữu, nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nên có thể áp dụng để xác định trường hợp các trường hợp cụ thể của các tội phạm trong Mục B Bộ luật hình sự.

*

* *

Bên cạnh đó, theo chúng tôi, ngoài giải pháp hoàn thiện Bộ luật hình sự và ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất đối với các tội phạm khác về chức vụ, chúng ta phải có những giải pháp khác đồng thời và đồng bộ như:

Một là, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục

pháp luật trong nhân dân, trong đội ngũ cán bộ, công chức. Trong đó, thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP “Về tăng cường công tác

phòng chống tội phạm trong tình hình mới” ngày 31/7/1998 của Chính phủ và

gần đây nhất là Quyết định 1217/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Chương trình

mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015” của Thủ

Hai là, nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, kiến thức pháp lý không chỉ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người thi hành công vụ trong hoạt động công vụ, mà còn cho những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán.

Ba là, tổ chức thường xuyên các buổi tọa đàm, hội thảo, các lớp bồi

dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm về các tội phạm về chức vụ nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng. Liên tục trao đổi kinh nghiệm quốc tế về đấu tranh phòng, chống các tội phạm về tham nhũng, hối lộ, chức vụ, kinh tế... để nắm vững phương thức, thủ đoạn phạm tội, cũng như làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bốn là, tăng cường sự thanh tra, giám sát, kiểm sát của Viện kiểm sát

trong các vụ án về các tội phạm khác về chức vụ, qua đó nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xét xử (nếu có).

Năm là, nâng cao chất lượng công tác thống kê tội phạm, thống kê hình

sự để có bức tranh tổng thể chính xác về tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng. Đặc biệt, tiến hành xét xử nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật các vụ án về các tội phạm khác về chức vụ.

KẾT LUẬN

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh)” cho phép rút ra những kết luận chung dưới đây.

1. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội phạm khác về chức vụ nói riêng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay đã không ngừng phát triển, kế thừa những giá trị pháp lý truyền thống của dân tộc, vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu trong hoạt động lập pháp hình sự về các tội phạm về chức vụ, từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và bám sát vào các nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam. Sự ghi nhận và phân tách thành Mục A và Mục B trong Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985 là một bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự, không những nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung trong tình hình mới của đất nước, mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật quốc tế, cũng như bảo đảm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)