Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 63)

để trục lợi (Điều 291 Bộ luật hình sự)

* Khái niệm: Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là hành vi của một người trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chát khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ

hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ, hoặc làm một việc không được phép làm, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm hoạt động bình thường

của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành vi dùng ảnh

hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm.

Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn tức là dùng những mối quan hệ được nảy sinh từ những quan hệ nào đó như: quan hệ gia đình, bạn bè, bồ bịch hoặc trong công tác... nói trên để tác động đến người có chức vụ, quyền hạn làm cho người đó làm hoặc không làm một việc nào đó theo yêu cầu của người tác động.

Hình thức mà người lợi dụng ảnh hưởng dùng để tác động đến người có chức vụ, quyền hạn có thể rất đa dạng như: trực tiếp bằng gọi điện thoại, nhắn tin, viết thư tay nhờ đưa hoặc dẫn sang gặp. Sau khi tác động là hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất đó có thể tiến hành một cách trực tiếp từ tay người có việc hoặc qua trung gian thông qua người khác. Người lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi có thể nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác một lần hoặc nhiều lần.

Tuy nhiên, trường hợp dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc nào đó, nhưng không nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác, thì hành vi đó không cấu thành tội phạm này.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý với động cơ vụ lợi.

* Hình phạt:

- Khoản 1: quy định hình phạt tù từ một năm đến năm năm;

- Khoản 2: quy định hình phạt tù từ ba năm đến mười năm đối với một trong các trường hợp sau:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Khoản 3: quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi.

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 63)