Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 49)

2.1.1. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự) Bộ luật hình sự)

* Khái niệm: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của một người có chức vụ trong cơ quan, tổ chức do vô ý không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Khách thể của tội phạm: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thể hiện bằng hành vi thiếu trách nhiệm thể hiện ở việc không thực hiện (không hành động) hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao (hành động) gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu ở vị trí, cương vị đó, người có chức vụ làm đúng trách nhiệm, nhiệm vụ của mình thì hậu quả nghiêm trọng không xảy ra.

Như vậy, để có cơ sở xác định việc thực hiện đúng hay không đúng hoặc thực hiện hay không thực hiện nhiệm vụ được giao, trong từng trường hợp cụ thể, cần phải xác định đúng chức năng, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn. Khi xác định chức năng, nhiệm vụ phải căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, căn cứ vào chế độ trách nhiệm cụ thể được quy định đối với từng người.

Bên cạnh đó, để cho việc xử lý được khách quan, toàn diện còn phải xác định người được giao nhiệm vụ có khả năng thực tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ trong từng trường hợp cụ thể hay không. Trường hợp mà xác định được là người có chức vụ, quyền hạn vừa phải thực hiện nhiệm vụ được giao và lại cũng có khả năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ đó, nhưng vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được

giao gây hậu quả nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Ngược lại, nếu xác định được là không đủ khả năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ, thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trên những cơ sở chung.

Tuy nhiên, khả năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, chẳng hạn như điều kiện công tác, phương tiện trong công tác, khối lượng, tính chất công việc, thời tiết, sự tác động của những người khác, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; v.v...

Hiện nay, xác định thế nào là “gây hậu quả nghiêm trọng” trong tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng chưa được các nhà làm luật nước ta hướng dẫn cụ thể. Trước đây, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn vấn đề này tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 và chỉ ra “gây hậu quả nghiêm trọng” thường là không thuộc về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản. Ví dụ: do lơ là, cẩu thả trong công việc, một người huy động nhân công gây lãng phí lớn về sức lao động; do nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ không cẩn thẩn, một kiểm sát viên truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, một thẩm phán ra quyết định trái pháp luật... Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thay thế. Vì vậy, để có cơ sở đánh giá hậu quả như thế nào được coi là nghiêm trọng cần phải có quan điểm toàn diện, căn cứ vào thiệt hại gây ra, hoàn cảnh, địa điểm, thời gian thiệt hại xảy ra, tính chất lợi ích và quyền của công dân bị vi phạm và các thiệt hại phi vật chất khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, Điều 285 Bộ luật hình sự chỉ áp dụng đối với những trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà không thuộc những trường hợp quy định ở các điều 144, 235 và 301 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp khi định tội danh phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn và hậu quả do hành vi đó gây ra, tức là phải chứng minh việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao là nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng được chỉ ra trong điều luật.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm gây ra hậu quả nghiêm trọng.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ,

quyền hạn được giao nhiệm vụ.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý. * Hình phạt:

- Khoản 1: quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

- Khoản 2: quy định hình phạt tù từ ba năm đến mười hai năm nếu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Khoản 3: quy định người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)