Về phương diện chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 105)

Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế thì việc nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật là một việc làm hết sức quan trọng, đã và đang được Đảng và Nhà nước ta đề ra trong mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước ta đến năm 2020.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề nhức nhối đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết kịp thời như: khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn, sự gia tăng dân số, tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài

nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ấm lên của trái đất, các loại dịch bệnh nguy hiểm, tệ nạn xã hội và tội phạm, vấn nạn tắc đường và tai nạn giao thông... dẫn đến những khó khăn trong phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội, cùng với đó là sự nhũng nhiễu, vụ lợi, lạm quyền, nhận hối lộ... của một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất; v.v... Tất cả những điều này tác động không nhỏ đến các cán bộ, công chức, đến việc thực hiện các hoạt động công vụ, hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đến uy tín, sức mạnh và chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản năm 2011 đã đề ra: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách,

pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các

cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp...” [15]. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân...” [15].

Đặc biệt, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị quy định các nhiệm vụ cải cách

hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật,

những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao và lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác...”.

Vì vậy, để bảo vệ uy tín của cán bộ, công chức nhà nước và cơ quan nhà nước, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tập thể và công dân, bảo đảm cho các cơ quan nhà nước hoạt động đúng đắn và chống tội phạm trong lĩnh vực này trước yêu cầu mới của đất nước, trước những khó khăn, thách thức chung của đất nước, thì việc nghiên cứu để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự về các tội phạm khác về chức vụ là yêu cầu cần thiết.

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 105)