Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 70)

Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự được sửa đổi vào năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01/10/1997. Sau đó, Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999, 2001, 2002 và gần đây nhất là 2005 tại Hội nghị lần thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X.

Liên quan đến các tội phạm khác về chức vụ, tương tự như Bộ luật hình sự Liên bang Nga, các nhà làm luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định gộp chung cả các tội phạm về tham nhũng trong cùng một chương (Chương VIII - Tội tham ô, hối lộ), trong khi Việt Nam tách ra thành hai mục khác nhau. Theo đó, các tội phạm về tham nhũng bao gồm mười tội phạm sau đây [19]:

- Điều 382 quy định về tội tham ô;

- Điều 383 quy định về các mức độ nặng, nhẹ của tội tham ô để xử phạt; - Điều 384 quy định về tội lạm dụng công quỹ;

- Điều 385 quy định về tội nhận hối lộ;

- Điều 386 quy định về mức nhận hối lộ và các tình tiết nặng, nhẹ để xử phạt; - Điều 387 quy định về cơ quan, đơn vị nhận hối lộ;

- Điều 388 quy định về nhân viên nhà nước lợi dụng chức quyền hoặc

- Điều 394 quy định về nhân viên nhà nước khi thực hiện công vụ ở trong nước hoặc trong giao dịch đối ngoại nhận được quà tặng không nộp;

- Điều 395 quy định việc giải thích nguồn gốc hợp pháp của tài sản và

việc chi tiêu đó;

- Điều 396 quy định việc cơ quan nhà nước vi phạm quy định sử dụng

tài sản nhà nước.

Còn liên quan đến các tội phạm khác về chức vụ, các nhà làm luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định bốn tội phạm sau đây:

- Điều 389 quy định: “Người nào để mưu cầu lợi ích bất chính đã cho

nhân viên nhà nước tiền, của là phạm tội hối lộ.

Người nào trong trao đổi kinh tế, vi phạm quy định của nhà nước, cho nhân viên nhà nước tiền của, với mức tương đối lớn hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước, cho nhân viên nhà nước các khoản tiền dưới danh nghĩa hoa hồng, phí thủ tục, sẽ bị xử theo tội hối lộ.

Người nào do bị ép buộc phải nộp tiền của cho nhân viên nhà nước, mà không thu lợi bất chính, thì không phải là hối lộ”.

- Điều 390 quy định: “Người nào hối lộ sẽ bị xử phạt tù đến 5 năm

hoặc cải tạo lao động; nếu hối lộ để mưu cầu lợi ích bất chính có tình tiết nghiêm trọng hoặc gây tổn thất lớn cho lợi ích nhà nước, sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị tù từ 10 năm trở lên hoặc tù chung thân hoặc có thể bị tịch thu tài sản.

Người hối lộ trước khi bị truy tố, chủ động khai báo hành vi hối lộ sẽ được giảm hoặc miễn trừ hình phạt”.

- Điều 391 quy định: “Người nào để mưu cầu lợi ích bất chính đã hối

lộ tiền của cho cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp của nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, đoàn thể nhân dân hoặc khi trao đổi kinh tế, đã vi phạm quy định của nhà nước, cho các khoản tiền dưới danh nghĩa chi hoa hồng, chi thủ tục sẽ bị phạt tù đến ba năm hoặc cải tạo lao động.

Đơn vị nào phạm tội theo quy định trên thì bị phạt tiền; đối với những người phụ trách trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định trên”.

- Điều 392 quy định: “Người nào giới thiệu hối lộ cho nhân viên nhà

nước, có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động. Người giới thiệu hối lộ trước khi bị truy tố, chủ động khai báo hành vi giới thiệu hối lộ, có thể được giảm hoặc miễn trừ hình phạt”.

- Điều 393 quy định: “Đơn vị nào hối lộ để cầu lợi bất chính hoặc vi

phạm quy định của nhà nước, chi cho nhân viên nhà nước tiền hoa hồng, phí thủ tục có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền; đối với những người phụ trách trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị phạt tù đến 5 năm hoặc cải tạo lao động. Khoản thu phi pháp có được do hối lộ để làm của riêng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 389 và Điều 390 của Bộ luật này”.

Như vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:

Một là, giống Liên bang Nga, Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân

Trung Hoa không quy định thành hai Mục A - Các tội phạm về tham nhũng và Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ như Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999, mà gộp chung như Chương IX Bộ luật hình sự năm 1985 của Việt Nam trước đây.

Hai là, cũng tương tự như Liên bang Nga, Bộ luật hình sự Cộng hòa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân dân Trung Hoa không quy định khái niệm các tội phạm về chức vụ như Bộ luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, chỉ có Bộ luật hình sự Việt Nam và Liên bang Nga giải thích khái niệm người có chức vụ, quyền hạn.

Ba là, liên quan đến các tội phạm khác về chức vụ, Bộ luật hình sự

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định có điểm tương đồng với Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ, nhưng không

quy định về các tội khác như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; v.v...

Ngoài ra, đối với các tội phạm hối lộ, các nhà làm luật Trung Hoa đã quy định thành điều luật riêng để tăng nặng trách nhiệm hình sự, còn chúng ta quy định chung trong một điều luật và là khoản (khung) tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, do quy định vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nên quy định khá chặt chẽ việc đưa hối lộ cho cơ quan, tổ chức và ngược lại, cơ quan, tổ chức đưa hối lộ đều bị xử lý. Ví dụ: Đơn vị nào hối lộ để cầu lợi bất chính hoặc vi phạm quy định của nhà nước, chi cho nhân viên nhà nước tiền hoa hồng, phí thủ tục có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền; đối với những người phụ trách trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị phạt tù đến 5 năm hoặc cải tạo lao động. Khoản thu phi pháp có được do hối lộ để làm của riêng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 389 và Điều 390 của Bộ luật này (Điều 393 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 70)