Nghiên cứu các quy định của Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian vừa qua, cũng như tham khảo kinh nghiệm lập pháp hình sự trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới cho phép chúng tôi đưa ra bảy nhận xét sau:
Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 277 về “Khái niệm tội
phạm về chức vụ” cho thống nhất với nội dung của Mục A - Các tội phạm về
tham nhũng và Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ, cũng như tên Chương XXI - “Các tội phạm về chức vụ”, qua đó bao quát các trường hợp phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hoặc do chủ thể thường thực hiện nhưng hành vi của họ liên quan đến hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung tên gọi của Điều 277 là “Khái niệm
các tội phạm về chức vụ và người có chức vụ, quyền hạn” cho bao quát nội
dung của Điều luật này.
Thứ hai, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (hoặc Tòa án nhân dân
tối cao) cần có văn bản hướng dẫn tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây
hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác”
trong tất cả bảy điều luật mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 285 Bộ luật hình sự về “Tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” như sau: Điều luật quy định hai
khung hình phạt (khoản 1, 2) và hình phạt bổ sung (khoản 3). Trong khung hình phạt cơ bản, các nhà làm luật đã kết hợp chế tài của hình phạt tù có thời hạn đến 5 năm tù và chế tài lựa chọn (cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù), khung tăng nặng quy định hai tình tiết có nội dung như nhau nhưng lại có tính chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau là yếu tố định khung hình phạt: gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, cần tách các loại hình phạt và mức độ hậu quả ra thành những mục riêng, đồng thời bổ sung hình phạt tiền trong khoản 1 Điều luật này.
Thứ tư, nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự, Luật phòng,
chống tham nhũng và thực tiễn xét xử của Việt Nam, cũng như nghiên cứu lý luận về các tội phạm hối lộ, đồng thời qua phân tích các quy định của Công
ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (đã nêu), chúng tôi xin đề xuất
xây dựng một tội phạm mới trong Mục A - Các tội phạm về tham nhũng là
“Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ để giải quyết
công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi”.
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung tội đưa hối lộ (Điều 289) và tội làm môi
giới hối lộ (Điều 290 Bộ luật hình sự) như sau:
- Cần mô tả trong nội dung điều luật về hành vi đưa hối lộ và hành vi làm môi giới hối lộ chứ không nên để tình trạng giải thích thông qua sự mô tả của hành vi nhận hối lộ. Hơn nữa, trong định nghĩa cần xác định rõ dấu hiệu
người được hưởng lợi từ việc hối lộ. Dấu hiệu này không được xác định rõ có
thể gây ra hiện tượng nhầm lẫn về chủ thể của tội phạm hoặc bỏ lọt tội phạm. - Cần phải mở rộng phạm vi trấn áp đối với các hành vi “gợi ý”, “hứa
hẹn” hối lộ chứ không phải chỉ với hành vi đưa hối lộ như hiện nay. Ngoài ra,
do chính sách hình sự của Nhà nước ta đặt nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống cả hai hành vi liên quan chặt chẽ với nhau là “đưa” và “nhận hối lộ”, bởi lẽ, “thông qua việc mua chuộc cán bộ, đảng viên bằng tiền hoặc lợi ích vật chất không chỉ làm mất cán bộ, mà thông qua đó còn xâm phạm đến sự sống còn của chế độ. Chính vì vậy, hối lộ được coi là giặc nội xâm, không chỉ đối với hành vi nhận hối lộ mà cả đối với hành vi đưa hối lộ...” [1]. Cho nên, cần ghi nhận thời điểm hoàn thành của tội đưa hối lộ không chỉ “đưa” mà còn cả “sẽ” đưa cho tương ứng với thời điểm hoàn thành của tội nhận hối lộ (“đã” nhận và “sẽ” nhận) theo cách quy định của Công ước.
- Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nên mở rộng phạm vi
đối tượng được hối lộ đến các khu vực quốc tế và khu vực tư để không bỏ lọt
tội phạm và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ sáu, cần bổ sung thêm nội dung “tuy không bị ép buộc” vào điều
lẽ, có như vậy mới bảo đảm sự công bằng giữa người có hành vi đưa hối lộ và người có hành vi môi giới hối lộ. Ngoài ra, đoạn 2 khoản 6 Điều 289 quy định “Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự...” nhưng khoản 6 Điều 290 Bộ luật hình sự thì “Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo
trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”. Cho nên,
nếu người làm môi giới hối lộ vì bị ép buộc mới ra khai báo trước khi bị phát giác thì cũng không thể xem xét cho họ được miễn trách nhiệm hình sự được. Hơn nữa, việc người phạm tội này tuy không bị ép buộc mà chủ động ra khai báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bị phát giác mới thể hiện sự ăn năn hối cải và do vậy rõ ràng mới xứng đáng để được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước - có thể được miễn trách nhiệm hình sự... [59].
Thứ bảy, cần bổ sung dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này” vào khoản 1 Điều 291 Bộ luật hình sự về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với
người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi để không bỏ lọt tội phạm, cũng như nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này.