* Khái niệm: Tội làm môi giới hối lộ là hành vi của một người làm
trung gian giúp sức vào việc xác lập và thỏa thuận việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa, thỏa thuận của hối lộ và theo sự ủy nhiệm của người đưa chuyển của hối lộ cho người nhận, của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu động nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn
của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.
* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở việc làm trung
gian góp phần xác lập, thỏa thuận việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ, thỏa thuận của hối lộ và chuyển của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn.
Trong thực tiễn, các hình thức làm môi giới hối lộ rất phong phú, đa dạng, nhưng có thể khái quát thành các hình thức sau:
- Từ phía (yêu cầu) của người nhận hối lộ, người làm môi giới hối lộ đến gặp người có việc để điều chỉnh, thỏa thuận việc làm hoặc không làm một việc cụ thể nào đó, thỏa thuận về của hối lộ, sau đó nhận của hối lộ đưa lại cho người có chức vụ, quyền hạn;
- Từ phía (yêu cầu) người có việc, người làm môi giới hối lộ đến gặp người có chức vụ, quyền hạn để thỏa thuận với người này về việc làm hoặc không làm một việc nào đó có lợi cho người có việc, thỏa thuận về của hối lộ, nội dung và thời gian, rồi sau đó chuyển của hối lộ từ người đưa cho người nhận;
- Từ phía (yêu cầu) của cả hai bên đưa và bên nhận, người làm môi giới hối lộ tạo điều kiện cho hai bên gặp nhau để thương lượng, thỏa thuận với nhau, rồi sau đó đứng nhận của hối lộ của bên đưa để chuyển cho bên nhận; v.v...
Tuy nhiên, lưu ý, nếu người thực hiện vai trò trung gian hối lộ xuất phát từ lập trường chủ quan của mình (không phải do yêu cầu của người đưa hoặc nhận hối lộ) thì đó là người đồng phạm đưa hối lộ hoặc nhận hối lộ chứ không phải người làm môi giới hối lộ...[60].
* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
* Hình phạt:
- Khoản 1: quy định hình phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Khoản 2: quy định hình phạt tù từ ba năm đến mười năm đối với một trong các trường hợp sau:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
- Khoản 3: quy định hình phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm đối với một trong các trường hợp sau:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
- Khoản 4: quy định hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm đối với một trong các trường hợp sau:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
- Khoản 5: quy định người phạm tội có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần giá trị của hối lộ.
- Khoản 6: quy định người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.