Về phương diện lý luận thực tiễn

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 108)

Hiện nay, trong xã hội, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa được khắc phục dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, gây mất lòng tin trong nhân dân đối với Nhà nước. Những diễn biến phức tạp của các tội phạm về kinh tế, tham nhũng và chức vụ trong những năm gần đây cho thấy, vi phạm pháp luật về kinh tế, chức vụ và tham nhũng vẫn tiềm ẩn trong các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong khâu quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, phê duyệt và triển khai các dự án xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý kinh tế, thực hiện chính sách xã hội cũng khó lường, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước. Đặc biệt,

cách thức, thủ đoạn của các đối tượng được che đậy kín kẽ hơn, nhiều vụ án còn có sự tiếp tay hoặc do sự vô trách nhiệm của một số cán bộ nhà nước tạo thành đường dây khép kín, gây khó khăn trong công tác điều tra, phát hiện. Tệ nạn hối lộ, nhũng nhiễu, vụ lợi của công chức đang diễn biến phức tạp và ngày càng nguy hiểm.

Cùng với đó, thực tiễn xét xử cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết, đánh giá. Tất cả những điều này đã làm cho nhiều quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm chức vụ không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về các tội phạm khác về chức vụ là hết sức cần thiết, nó sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ đạt hiệu quả cao hơn, cũng như đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đưa pháp luật Việt Nam cùng hòa nhập với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế. Có như vậy chúng ta mới có thể bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cũng như bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Do vậy, từ ba phương diện đã nêu đặt ra sự cần thiết của việc hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm khác về chức vụ hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 108)