Bộ luật hình sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 73)

Bộ luật hình sự Nhật Bản lần đầu năm 1907, sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần đầu là năm 1921 và 2 lần gần đây nhất là ngày 12/12/2001 bằng Luật sửa đổi, bổ sung số 153 (lần thứ 16) và sửa đổi ngày 24/6/2011.

Liên quan đến các tội phạm khác về chức vụ, các nhà làm luật nước này quy định chung trong nhóm tội tham nhũng ở hai chương (Chương 25 và Chương 38 - Tội tham nhũng). Về các tội phạm tham nhũng, các nhà làm luật nước này quy định mười tội phạm như sau [21]:

- Điều 193 về “Lạm dụng chức quyền công chức”;

- Điều 194 về “Lạm dụng chức quyền công chức đặc biệt”; - Điều 195 về “Hành hung ngược đãi của công chức đặc biệt”;

- Điều 196 về “Lạm dụng chức quyền viên chức đặc biệt gây ra thương

- Điều 197 về “Hối lộ, nhận hối lộ ủy thác và nhận hối lộ trước”; - Điều 197.2 về “Nhận hối lộ qua người thứ ba”;

- Điều 197.3 về “Nhận hối lộ tăng thêm và nhận hối lộ sau khi lo xong việc”; - Điều 252 về “Tham nhũng”;

- Điều 253 về “Tham ô trong công việc”; - Điều 254 về “Tham nhũng vật bỏ quên”.

Còn các tội phạm khác về chức vụ, các nhà làm luật Nhật Bản quy định

hai tội phạm sau đây:

- Điều 197.4 về “Môi giới hối lộ” quy định:

“Công chức nào nhận lời yêu cầu của người đưa hối lộ, đã nhận,

đòi hỏi hoặc hứa nhận của hối lộ, như là tiền môi giới hoặc chỉ thị cho công chức khác thực hiện hành vi bất chính hoặc không thực hiện việc phải làm liên quan đến chức vụ của họ thì bị phạt tù dưới năm năm”.

- Điều 198 về “Đưa của hối lộ” quy định:

“Người nào đã đưa, đề nghị hoặc hứa hẹn đưa của hối lộ được

quy định tại các điều từ Điều 197 đến Điều 197.4, thì bị phạt tù dưới 3 năm hoặc bị phạt tiền dưới 250 vạn Yên”.

Ngoài ra, Điều 197.5 về “Tịch thu và truy thu” quy định: “Tịch thu của

hối lộ do người phạm tội hoặc người thứ ba trong cuộc đã nhận.

Trong trường hợp không tịch thu được một phần hoặc toàn bộ của hối lộ thì truy thu giá ngạch tương đương”.

Như vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:

Một là, giống như Liên bang Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bộ

luật hình sự Nhật Bản không quy định thành hai Mục A - Các tội phạm về tham nhũng và Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ như Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999, mà giống như Chương IX Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 trước đây.

Hai là, tương tự như Liên bang Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Bộ luật hình sự Nhật Bản không quy định khái niệm các tội phạm về chức vụ như Bộ luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, chỉ có Bộ luật hình sự Liên bang Nga và Việt Nam mới có giải thích khái niệm người có chức vụ, quyền hạn.

Ba là, đối với các tội phạm khác về chức vụ, Bộ luật hình sự Nhật Bản

quy định có điểm tương đồng với Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ, nhưng không quy định về các tội khác như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; v.v...

Ngoài ra, đối với các tội phạm hối lộ, các nhà làm luật Nhật Bản đã quy định thành điều luật riêng để tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời có một điều luật về tịch thu và truy thu tài sản là của hối lộ để tăng cường đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, còn chúng ta quy định chung trong một điều luật và là khoản (khung) để phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm tội. Đặc biệt, hình phạt áp dụng đối với các tội phạm khác về chức vụ còn nhẹ hơn nhiều so với Bộ luật hình sự Việt Nam. Ví dụ: Đối với tội môi giới hối lộ theo Bộ luật hình sự Nhật Bản, hình phạt cao nhất là hình phạt tù dưới năm năm, trong khi nước ta quy định hình phạt cao nhất là hình phạt tù đến 20 năm; đối với tội đưa hối lộ, hình phạt cao nhất là hình phạt tù dưới 3 năm, còn chúng ta quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Một phần của tài liệu Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)