Phương hướng hoàn thiện quản lý sử dụng đất đô thị của chính quyền quận Long Biên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Long Biên đến năm 2015 (Trang 84)

THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM

3.1.Phương hướng hoàn thiện quản lý sử dụng đất đô thị của chính quyền quận Long Biên

quyền quận Long Biên

Quận Long Biên được thành lập từ năm 2004. Trong những năm qua với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Quận, Ủy ban nhân dân Quận, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng, hàng loạt các khu dân cư, đô thị mới, đường giao thông, các công trình công cộng phúc lợi... đã và đang hình thành, làm thay đổi cơ bản bộ mặt khang trang của Quận. Những thay đổi trên cũng tạo nên một sức bật mới, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư xây dựng trên các lĩnh vực vào Quận trong thời gian qua. Tỷ lệ cây xanh, mặt nước hiện có của Quận vẫn còn thấp so với yêu cầu chỉ tiêu khoảng 2m2/ người, chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên thế giới (khoảng 20m2 - 25m2 cây xanh/người). Hệ thống cây xanh trên các tuyến phố và nút chính chưa được đầu tư đồng bộ như: chủng loại cây đa dạng, pha tạp cây xanh đô thị với cây cảnh, cây ăn quả và nhiều loại cây không thuộc chủng loại cây đô thị theo quy hoạch, vị trí trồng cây không thẳng hàng, mật độ cây trên tuyến không đồng đều. Một số tuyến đường mới được đầu tư đã trồng đồng nhất một số chủng loại cây nhưng kích thước cây quá bé chưa tạo được bóng mát, cảnh quan cũng như chưa tạo được điểm nhấn cho đô thị.

Để đáp ứng được những nhu cầu về đô thị hóa và xây dựng quận Long Biên thành một quận kiểu mẫu “Quận đô thị xanh - sạch - đẹp” trong tương lai và chuẩn bị 10 năm ngày thành lập quận, UBND quận Long Biên lập dự án: “Cải tạo chỉnh trang hệ thống cây xanh đô thị các tuyến đường và nút giao thông chính thuộc địa bàn quận Long Biên”.

Với định hướng như hiện nay sự gia tăng dân số đô thị, gia tăng đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ… theo cơ chế thị trường làm cho hoạt động đô thị luôn sôi

động và không ngừng phát triển. Đô thị luôn phải đối mặt với những yếu tố phát triển mới, nhu cầu mới, hay sự thay đổi trong khuynh hướng sử dụng các công trình sẵn có… làm gia tăng về yêu cầu, cũng như sự biến động phức tạp về sử dụng đất đai có tác dụng chi phối trong công tác quản lý của chính quyền đô thị, vừa giữ ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng các nhu cầu của đời sống xã hội. Chính quyền đô thị trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi địa bàn đô thị. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước là quản lý bảo vệ các quyền về sở hữu, quyền sử dụng đất đai và quản lý việc sử dụng đất đô thị.

Nhà nước xác nhận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời điều chỉnh các mối quan hệ giữa người sở hữu và sử dụng, điều chỉnh mối quan hệ nội bộ của quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quản lý việc sử dụng đất thông qua hệ thống pháp luật và chính sách, Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, quy hoạch và kế hoạch để xác định và điều chỉnh cơ cấu, bố cục và phương thức sử dụng đất để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng đất đô thị.

Biện pháp quản lý bằng pháp luật là chính quyền đô thị căn cứ vào hệ thống pháp luật về đất đai để quản lý. Ngoài ra, chính quyền đô thị còn căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển đô thị để xử lý chính xác các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đô thị.

Biện pháp quản lý bằng các công cụ kinh tế là thực hiện việc thu tiền sử dụng đất, thuế, và phí sử dụng đất, các hình thức phát triển thị trường quyền sử dụng đất (hoạt động định giá, phát triển quỹ đất) để xúc tiến việc phân phối, sử dụng hợp lý đất theo cơ chế thị trường, làm tăng giá trị đất và duy trì nguồn thu từ đất vào ngân sách đô thị.

Biện pháp quản lý hành chính được thực hiện chủ yếu là hoạt động về đăng ký đất đai và thống kê, kiểm kê đất đai đô thị. Đăng ký đất đai là đăng ký quyền và những biến động của các quyền đó của người sở hữu và người sử dụng, làm căn cứ pháp luật để vật hóa trong các quan hệ về đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai là sự tổng hợp đánh giá, phân loại, phân tích về các quyền, loại hình, diện tích, chất

lượng, hiện trạng sử dụng đất trên hồ sơ địa chính tại thời điểm thống kê, kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa 2 lần kiểm kê. Còn là biện pháp cơ bản để lập và thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo sử dụng tài nguyên đất có kế hoạch, cơ cấu sử dụng và bố cục không gian đô thị hợp lý.

Thực hiện các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để xác lập và thông tin về diện tích, loại hình sử dụng đất, phân bổ đất đô thị, giá cả, chủ sử dụng… công khai trên thị trường, đảm bảo tính thống nhất và thông suốt trong quản lý, thực hiện giám sát động thái sử dụng đất, giám sát mục đích sử dụng đất đô thị theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất.

Đối với việc kinh doanh đất đô thị, cần được hiểu không chỉ là dùng đất làm ra của cải hoặc khai thác giá trị tài sản của đất đai, mà còn bao gồm cả nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý tài nguyên và quản lý tài sản.

Về chủ thể quản lý, Nhà nước thực hiện quản lý theo pháp luật, chịu sự giám sát của quần chúng, thị trường. Sự chuyển đổi từ quản lý hành chính sang quản lý quy hoạch và kinh doanh, chú trọng xu hướng yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của công chúng, thu thập xử lý thông tin thị trường để có được dự báo chính xác là yêu cầu đổi mới đối với chủ thể quản lý.

Về phương thức quản lý, thống nhất phương thức quản lý theo hợp đồng trong việc Nhà nước cung cấp đất đai (giao đất và cho thuê đất). Chuyển hình thức phê duyệt quy mô sử dụng đất theo dự án sang hình thức cung cấp đất đai thông qua hợp đồng cung cấp đất đai (giao đất và cho thuê đất). Mục đích kinh doanh đất đai của chính quyền đô thị không chỉ là kinh doanh bảo tồn giá trị đất đai, mà còn là quy hoạch, chỉnh lý, cung cấp dịch vụ để phát triển đất đai. Coi trọng quản lý liên tục và khống chế tận gốc các khâu từ khởi thảo, ký kết cho đến cả quá trình thực hiện hợp đồng bằng cơ chế kinh tế, đảm bảo hành vi quản lý hợp đồng của Nhà nước không bị biến dạng thành hành vi mệnh lệnh đơn phương.

Về cơ chế quản lý, lấy hợp đồng giao đất và cho thuê đất làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện thị trường đất đai (hoạt động các trung tâm giao dịch đất đai), cùng với việc hoàn thiện hệ thống vận hành quản lý đất đai có sự hợp tác chặt chẽ các

ngành có liên quan, đảm bảo sự minh bạch, công bằng đúng với quy phạm pháp luật. Một số phương hướng hoàn thiện quản lý sử dụng đất đô thị của chính quyền quận Long Biên cụ thể sau:

Thứ nhất: Thiết lập hệ thống cơ chế tài chính phù hợp để xoá bỏ quan hệ xin cho, tệ tham nhũng đất đai. Cần có cơ quan chuyên ngành định giá đất đúng và sử dụng phương pháp định giá phù hợp. Đây là hoạt động quan trọng để bảo vệ tài sản thuộc sở hữu quốc gia.

Thứ hai: Thiết lập cơ quan tài phán đất đai hoạt động có hiệu quả, hạn chế giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân. Triển khai Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, tăng cường chuyên môn cho Tòa án hành chính. Cần giải quyết triệt để mâu thuẫn và nghiêm cấm việc xử lý đất đai thiếu công bằng, dân chủ ở nhiều địa phương.

Thứ ba: Xây dựng quy phạm pháp luật đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất. Triển khai có hiệu quả hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ tư: Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải làm thường xuyên để Nhà nước nắm chắc, quản chặt quỹ đất đai trên phạm vi cả nước. Hạn chế đầu cơ đất thông qua việc đánh thuế lũy tiến theo diện tích và vị trí của đất.

Thứ năm: Tăng cường các hoạt động quản lý dịch vụ công, dịch vụ cho nông nghiệp phát triển, bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai và tăng giá trị cho quỹ đất đai của người dân. Tăng cường bảo vệ chế độ sở hữu đất đai.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Long Biên đến năm 2015 (Trang 84)