Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Tây Hồ Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Long Biên đến năm 2015 (Trang 47 - 49)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐƠ THỊ CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Tây Hồ Thành phố Hà Nộ

Thành phố Hà Nội

Quận Tây Hồ có điều kiện mơi trường thiên nhiên ưu đãi. Nổi bật với Hồ Tây rộng khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”. Từ xa xưa, Hồ Tây đã giữ một vị trí quan trọng về du lịch nhờ vào vị trí và giao thông thuận lợi.

Theo định hướng phát triển của thủ đơ Hà Nội đến năm 2020, tồn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận nói riêng và của Hà Nội nói chung.

Quân Tây Hồ đang phát triển về mọi mặt với tốc độ đơ thị hố nhanh do đó cơng tác quản lý đất đai của các cấp từ quận tới các phường đều rất quan trọng, đặc

biệt là nắm chắc quỹ đất để có kế hoạch khai thác, sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội chung của Quận.

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ ngành địa chính ln được củng cố cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng kịp thời sự chuyển biến của sử dụng đất trong tình hình mới.

Việc thực hiện quản lý Nhà nước về đất đô thị trên địa bàn quận Tây Hồ trong những năm qua như sau:

Cơng tác quy hoạch được triển khai tích cực, 5 năm qua quận đã được Thành phố phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, quy hoạch mạng lưới trường học và mạng lưới điện,quy hoạch cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm 2010. Đặc biệt là thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Nam Thăng Long (CIPUTRA) và chuẩn bị đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây. Phối hợp với các Sở, Ngành của Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết phường phú Thượng, quy hoạch vùng trồng hoa đạo truyền thống và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trình Thành phố phê duyệt. Các quy hoạch được duyệt đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận.

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính ln được quận coi trọng ưu tiên thực hiện trước để có đủ tài liệu bản đồ địa chính phục vụ cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tồn bộ bản đồ địa chính vừa được thành lập đã được bàn giao cho chính quyền cơ sở để thực hiện cơng tác quản lý đất đai .

Cơng tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính tuy đã thực hiện được nhiều việc nhưng cịn thiếu sót, khuyết điểm là bản đồ địa chính cịn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số tài liệu bản đồ địa chính ở một số phường trong Quận không được thường xuyên chỉnh lý biến động, khơng cịn phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho cơng tác quản lý sử dụng đất.

Công tác định giá các loại đất đô thị: Công tác định giá đất ngày nay khơng cịn là lĩnh vực mới của nước ta. Chính phủ đã xác định được khung giá các loại đất bằng việc cho ra đời Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 và tiếp đó là Nghị định

NĐ188/CP của Chính phủ ngày 16/11/2004. Khung giá đất tại Nghị định 188 đang làm căn cứ áp dụng cho cả nước.

Nhận thức tầm quan trọng của công tác định giá đất, hàng năm UBND quận đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố ra nghị quyết thông qua khung giá đất để ban hành.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Long Biên đến năm 2015 (Trang 47 - 49)