Thực hiện tốt giám sát và quản lý sau cho vay

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 68)

Dựa vào bảng dư nợ quá hạn của chi nhánh được trình bày ở chương II, có thể nhận thấy công tác này của MB Hoàn Kiếm chưa được thực hiện tốt, tỷ lệ nợ nhóm 5 có xu hướng ngày càng tăng cao. Sau khi đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cần tiếp tục theo dõi hoạt động sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, không được để cho các khoản vốn này sử dụng sai mục đích so với lập dự án và sự thống nhất giữa hai bên từ ban đầu. Sự vi phạm này có thể khiến ngân hàng không thể kiểm soát được tiền của mình cho vay sẽ được sử dụng vào đâu, thường là dấu hiệu của những doanh nghiệp làm ăn mập mờ, không chính đáng, gây nguy hại cho khoản cho vay. Nếu khách hàng có dấu hiệu dùng vốn sai mục

đích, cần có những nhắc nhở và cảnh cáo, có thể bằng việc đình chỉ giải ngân các khoản vay tiếp theo. Hơn thế nữa, khi đã cho doanh nghiệp vay, ngân hàng cũng có thể coi như là một đối tượng đầu tư, rót vốn vào dự án, nên việc tiến hành thuận lợi, thành công của dự án ảnh hưởng rất quan trọng đối với ngân hàng. Chính vì vậy, các nhân viên tín dụng cần quan tâm đến biến động của thị trường liên quan đến lĩnh vực cho vay, các điều chỉnh chính sách của Chính phủ, hay các biến động của tỷ giá, thị trường thế giới có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án; có những kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện dự án và phải nắm bắt được những khó khăn của doanh nghiệp và cùng nhau tháo gỡ. Đối với những khoản vay bắt đầu từ nhóm 2 đến nhóm 5, cần liên tục theo dõi, nhắc nhở khách hàng, kiểm soát diễn biến của các khoản nợ để điều chỉnh phân loại nợ cho đúng với tình hình thực tế, tránh hiện tượng dấu nợ xấu, không chuyển nhóm nợ để khi bắt tay vào xử lý đã trở thành nợ có nguy cơ mất vốn.

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 68)