Nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 57)

a. Nguyên nhân chủ quan

Công tác thẩm định còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn

Trong chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư, có hai chi tiêu định lượng quan trọng lãi suất chiết khấu và NPV. Lãi suất chiết khấu chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị ròng của dự án. Về bản chất, lãi suất chiết khấu của một dự án chính là chi phí vốn của dự án đó, trong đó đã bao gồm cả các yếu tố rủi ro thị trường, lạm phát,.…Dựa vào lãi suất chiết khấu chúng ta có thể tính được NPV của dự án. Ở nước ta, những biến động của thị trường thường không diễn ra theo một quy luật kinh tế nhất định mà thường bị méo mó bởi những thông tin không minh bạch hay ảnh hưởng chung của kinh tế thế giới, nên có những dự án được lập ra với các con số dự báo thể hiện một dự án có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhưng khi triển khai thì gặp phải thua lỗ do việc xác định sai về lãi suất chiết khấu của dự án khi trình ngân hàng xem xét với tình hình thực tế triển khai (có thể là vài năm sau), khi đó, dự án bị rơi vào tình trạng thua lỗ, nguồn vốn ngân hàng cho vay rơi vào tình trạng khó thu hồi. Ở Chi nhánh Hoàn Kiếm đã xảy ra một số trường hợp như vậy, 4 Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ xấu là dưới 3%.

đặc biệt cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ. Trong công tác thẩm định của dự án, một quy trình thẩm định được đưa ra làm quy chuẩn cộng thêm sự nhạy bén với tình hình thị trường là rất quan trọng đảm bảo tránh được những rủi ro không thể lường trước của thị trường.

Nguyên nhân từ phía nhân viên ngân hàng

Mặc dù có tinh thần, ý thức tránh nhiệm cao và nhiệt huyết của người trẻ, nhưng thực tế, đội ngũ nhân viên của MB nói chung và chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng không có kinh nghiệm dày dặn trong công tác quản trị, xử lý rủi ro tín dụng cũng như thẩm định các dự án cho vay, xin bảo lãnh. Nhìn chung, các nhân viên quan hệ khách hàng của MB đều là những người làm trong nghề thời gian ngắn, kinh nghiệm thường là truyền đạt lại và tự học hỏi lẫn nhau, chưa có sự bài bản và yếu tố chuyên nghiệp nhiều.

Công tác kiểm tra sau cho vay còn yếu là do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của một số cán bộ tín dụng, một số nhân viên không nắm hết quy trình kiểm tra sau cho vay của Ngân hàng dẫn đến tình trạng khi đến tận đơn vị công tác hay trụ sở doanh nghiệp hoạt động kiểm tra nhưng chỉ làm bằng biên bản một cách hình thức, không xem xét được các vấn đề trọng tâm dễ dẫn đến rủi ro tín dụng. Đôi khi, do quá tin tưởng vào khách hàng, một số cán bộ đã kiểm tra rất chậm, dẫn đến khách hàng sử dụng sai mục đích mà không biết; nếu có phát hiện thì việc thu hồi vốn cũng gặp khó khăn vì khi đã giải ngân thì thế chủ động thuộc về phía khách hàng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng là những người có hoạt động quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Chi nhánh không mắc phải rủi ro do làm giả bộ hồ sơ giấy tờ để xin vay hoặc bảo lãnh nhưng các rủi ro mà nguyên nhân khác từ phía ngân hàng cũng khá nhiều.

Có thể kể đến như khó khăn trong việc thu thập thông tin khách hàng, nhiều khách hàng cố tình không cung cấp tình hình thực tế về hoạt động sử dụng dòng vốn vay và tình hình doanh thu để có khả năng chi trả cho khoản gốc và lãi đến hạn. Hoặc khách hàng lợi dụng mối quan hệ với nhân viên Quan hệ khách hàng, hay vị trí là khách hàng thân thiết của Ngân hàng mà tránh né các cuộc thẩm tra của nhân

viên từ phía Ngân hàng. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp đã không sử dụng đúng mục đích của các khoản vốn vay từ ngân hàng.

b.Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh

Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế tài chính toàn cầu rơi vào suy thoái, tiếp sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước kéo dài đến hiện nay, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Đối với ngân hàng, điều này làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ bình thường. Đối với các doanh nghiệp nói chung, không chỉ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, những năm qua là giai đoạn ảm đạm của nền kinh tế, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hóa khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng nhanh năm 2011 là 79.014 doanh nghiệp và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2012. Các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế, vì vậy, khi mô trường kinh doanh xấu đi, các chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp gặp khó khăn về khả năng trả nợ.

Nguyên nhân từ chính sách vĩ mô của nhà nước

Bất cập nhất của chính sách Nhà nước đối với hoạt động tín dụng là cơ chế chính sách không ổn định, nhiều thông tư, nghị định được đưa ra chỉ để giải quyết các vấn đề tồn tại trước mắt, gây khó khăn trong việc quản lý của các ngân hàng.

Nhiều các chỉ tiêu an toàn chưa theo kịp những thay đổi của các tổ chức quốc tế. Xét đến việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp, có thể nói, việc mở công ty, làm giám đốc ở Việt Nam là điều khá dễ dàng. Việc quản lý lỏng lẻo trong việc thành lập hay việc dễ dãi trong kiểm soát các báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp làm cho ngân hàng dễ gặp phải rủi ro khi các doanh nghiệp có vấn đề

xảy ra làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.

Qua những phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm ở trên có thể thấy được những thành tựu đáng kể cũng như những điều hạn chế, còn tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh. MB Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng và tập thể MB nói chung là một ngân hàng còn trẻ so với sự phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng là điều kiện để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của chi nhánh để có thể xây dựng, kiến nghị những giải pháp thiết thực với sự phát triển bền vững, an toàn của Chi nhánh.

CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 57)