Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 34)

2.3.1. Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh

MB có một cơ cấu nguồn huy động tương đối ổn định. Do có những bước đi thận trọng, hướng tới một ngân hàng an toàn, phát triển bền vững, MB luôn duy trì được các chỉ số an toàn hệ thống ở mức cao. Chính vì vậy, dù trong giai đoạn có nhiều biến động chính sách của hệ thống ngân hàng, nguồn vốn huy động của MB vẫn luôn được đảm bảo do sự an tâm của người gửi tiền vào chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Sau năm 2008 với nhiều biến động, năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VNĐ duy trì được sự ổn định theo lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2009, tình trạng căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu được bộc lộ, các NHTM liên tục tăng lãi suất. Trước xu thế cạnh tranh gay gắt như vậy, lãnh đạo MB quyết định thêm lãi suất huy động VND thêm từ 0,08% đến 0,5%. Đây là sự tăng lên không nhiều trong lãi suất huy động trong tương quan với các NHTM khác do xu hướng duy trì sự an toàn trong thanh khoản của hệ thống và thực tế MB vẫn duy trì được nguồn vốn đủ đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Sang năm 2010, sau 10 tháng đầu năm chính sách tiền tệ nới lỏng với chủ trương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng, vào những tháng cuối năm, NHNN chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt do nguy cơ lạm phát cao. Theo đó, lãi suất thị trường có xu hướng tăng cao, thanh khoản trở nên căng thẳng, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng lại tiếp tục trở nên gay gắt, có nhiều xáo động mạnh. Tuy nhiên, năm 2010 cũng ghi nhận về sự tăng mạnh quy mô hoạt động của các ngân hàng. Tại MB, do có những chính sách linh hoạt trước tình hình thực tế, ngân hàng vẫn duy trì được lượng huy động ổn định và mức tăng trưởng cao. Sự tăng trưởng về vốn huy động tiếp tục được duy trì sang năm 2011.

trưởng cao qua các năm.

Bảng 2.2 : Tổng vốn huy động của MB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: triệu đồng.

Nguồn: Báo cáo thường niên MB- CN Hoàn Kiếm. Qua bảng, có thể nhận thấy MB Hoàn Kiếm huy động được khối lượng vốn lớn và tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước rất nhiều lần. Năm 2009, lượng vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt hơn 3000 tỷ đồng, nhưng sang năm 2010, nhờ các chính sách điều chỉnh lãi suất linh hoạt của cả hệ thống, lượng vốn huy động tăng lên hơn 1700 tỷ so với năm 2009, đạt mức tăng trưởng 51,90%; và trong năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng thu được là 25,57% so với năm 2010, nâng số vốn huy động lên tới hơn 6,2 nghìn tỷ đồng. Vậy là chỉ trong vòng ba năm 2009- 2011, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của chi nhánh lên tới 77%, đây là một con số thực sự ấn tượng đối với một chi nhánh trẻ trong hệ thống MB nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong thời kỳ hệ thống ngân hàng đang có nhiều biến động, rủi ro khó lường.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng

Đơn vị: triệu đồng

Nhìn biểu đồ trên có thể thấy, dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn huy động của MB Hoàn Kiếm. Xét về nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp: đây là nguồn vốn lớn, chi phí quản lý thấp hơn so với các nguồn huy động khác. Như số liệu tính toán trên bảng 2.2, có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối, với tỉ lệ tăng trưởng của năm 2010 so với năm 2009 là gần 44%, và năm 2011 so với năm 2010 là hơn18%. Tuy nhiên, định hướng của MB trong thời gian qua và cả các năm tiếp theo là đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân. Điều này có thể được giải thích như sau: Các doanh nghiệp chỉ gửi tiền vào ngân hàng để đáp ứng nhu cầu giao dịch hoặc sinh lãi cho khoản tiền nhàn rỗi trong ngắn hạn, nên nguồn vốn này có tính ổn định không cao, khả năng sử dụng vốn để đầu tư vào các hoạt động ngân hàng thấp.

Nguồn vốn huy động được từ dân cư luôn ở mức trên 60%, cao gần gấp đôi so với nguồn huy động từ các doanh nghiệp. Theo đuổi chính sách chung của MB, nguồn huy động từ dân cư luôn được MB chú trọng phát triển, coi là yếu tố quan trọng nhất duy trì sự ổn định trong nguồn huy đông của chi nhánh. Có được sự tăng trưởng ngày càng cao trong thu hút nguồn tiền gửi từ cá nhân này là do sự cộng hưởng của rất nhiều nguyên nhân. So với các chi nhánh khác trong hệ thống, MB

Hoàn Kiếm có vị thế vô cùng đắc địa- nằm trên những trục đường chính của trung tâm thủ đô Hà Nội. MB Hoàn Kiếm thu hút được rất nhiều khách hàng là người dân sống trong địa bàn quận Hoàn Kiếm và các vùng lân cận, nơi tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh hộ gia đình và các hộ có thu nhập cao. Các dịch vụ MB cung cấp cho đối tượng khách hàng cá nhân cũng ngày càng phong phú, kèm theo sự chu đáo và nhiệt tình của toàn bộ nhân viên. Từ tháng 2/2009, MB đã triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng MB247- hoạt động liên tục trong 24h và 7 ngày trong tuần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, cung cấp tới khách hàng nhiều thông tin hữu ích về các dịch vụ của MB.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động phân theo thời gian

Đơn vị: triệu đồng

Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 30% lượng vốn huy động của ngân hàng. Tuy tiền gửi có kỳ hạn là nguồn huy động chính của ngân hàng nhưng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cũng có những lợi thế nhất định. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Là nguồn vốn không ổn định do không lường trước được nhu cầu rút vốn của khách hàng, nhưng do lượng người gửi tiền không kỳ hạn luôn duy trì ở

số lượng lớn nên nếu có phương án tính toán thích hợp, ngân hàng vẫn có thể sử dụng nguồn vốn này để sinh lời mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

Nguồn tiền gửi có kỳ hạn là trọng tâm phát triển của MB, là mục tiêu cạnh tranh của ngân hàng với các NHTM khác. Với rất nhiều mức lãi suất cạnh tranh với các loại hình tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn đa dạng cùng lòng tin của khách hàng với chất lượng thương hiệu MB, nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn tăng trưởng mạnh qua các năm, chiếm khoảng 70% tổng lượng huy động với mức tăng năm 2010 so với năm 2009 là khoảng 46%, năm 2011 so với năm 2010 là khoảng hơn 18%. Lượng huy động bằng nguồn vốn có kỳ hạn năm 2010 và 2011 tăng lên cao như vậy do năm 2011 là năm chứng khoán mã MBB của MB chính thức lên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh HSX, tính minh bạnh và tình trạng khỏe mạnh của hệ thống được thể hiện rõ ràng, tạo dấu ấn và niềm tin cho khách hàng gửi tiền tại hệ thống. Và với sự ổn đinh hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn có kỳ hạn để cấp tín dụng sinh lời, đây là nguồn thu lợi nhuận chủ yếu của MB Hoàn Kiếm.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền

Đơn vị: triệu đồng

trên 80% lượng tiền huy động được. Tỷ lệ tiền huy động bằng USD sụt giảm theo các năm so với lượng tiền gửi bằng VNĐ do tính chất ổn đinh hơn của loại hình tiền gửi bằng nội tệ. Chính sách tỷ giá của NHNN trong giai đoạn 2009- 2011 có nhiều biến động. Năm 2009, thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn và những vấn đề nội tại chưa thể giải quyết, các doanh nghiệp giữ trạng thái găm giữ ngoại tệ do lo sợ rủi ro về tỷ giá, nên trong năm này, lượng ngoại hối huy động được là hơn 476 tỷ đồng. Năm 2010 là môt năm đánh dấu sự bùng nổ của tín dụng ngoại tệ, cùng với đó, tốc độ tăng trưởng huy động luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng trong phần lớn thời gian của năm, lượng huy động trong năm 2010 tăng 38,52% so với năm 2009. Năm 2011, lượng vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ tăng so với năm 2010 khoảng 112 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt con số 17% so với năm 2010 do sự bất ổn của thị trường tín dụng và căng thẳng trong chính sách tỷ giá trong năm này.

2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Thông qua hoạt động huy động vốn, tổng nguồn vốn của ngân hàng được hình thành. Nguồn tư bản này sẽ được ngân hàng sử dụng chuyển hóa thành các loại tài sản khác nhau làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu thông qua tăng lợi nhuận. Khoản mục tín dụng đóng vai trò quan trọng nhât, thường chiếm khoảng 70% giá trị trong cơ cấu tổng tài sản.

Hoạt động tín dụng của các NHTM chịu sự phụ thuộc phần lớn vào các chính sách của Chính phủ qua từng thời kỳ thông qua sự nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN. Sau năm 2008 với chính sách tiền tệ thắt chặt kiềm chế lạm phát tăng cao, trong giai đoạn 2009-2010, chính phủ đã sử dụng gói kích cầu kinh tế lên tới 160000 tỷ (bao gồm cả 17000 tỷ hỗ trợ lãi suất) để thúc đẩy tăng trưởng. Sang đến nửa đầu năm 2010, Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ tuân thủ định hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng bằng các biện pháp như thay đổi cơ cấu nợ, tăng cường kiểm soát rủi ro,… Tuy nhiên chính sách này đã thể hiện sự bất ổn khi các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn khi mà tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ đạt 10%. Vào sáu tháng cuối năm 2010, Chính phủ đã nới rộng cung tiền, nâng dư nợ tín dụng cả năm tăng lên gần 28% so với năm 2009, vượt 12% so với cam kết. Bước

sang năm 2011, cả chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt cùng được sử dụng để kiềm chế lạm phát, ồn định vĩ mô.Tại MB Hoàn Kiếm, nghiệp vụ tín dụng là một trong những hoạt động ngân hàng được chú trọng hàng đầu, được chỉ đạo và giám sát chặt chẽ theo chuẩn quốc tê và các chỉ tiêu an toàn của NHNN đặt ra. Không nằm ngoài sự ràng buộc với các chính sách tài khóa và tiền tệ của NHNN, sự tăng trưởng trong dư nợ tín dụng của MB Hoàn Kiếm thể hiện rõ xu hướng tăng trưởng mà NHNN muốn hướng tới.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian:

Đơn vị: triệu đồng, %

Nguồn: Báo cáo taì chính hợp nhất, MB Hoàn Kiếm

Nhìn chung, trong ba năm 2009-2011, tỉ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt được con số tăng trưởng cao. Do chính sách tiền tệ nới lỏng khuyến khích tăng trưởng, năm 2010 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng hơn 1500 tỷ đồng so với năm 2009 đạt mức tăng trưởng gần 62%. Năm 2011 chứng kiến những biến động lớn trên thị trường do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, và hàng loạt các ngân hàng bộc lộ sự yếu kém trong quản trị dẫn đến sự kiểm soát chặt chẽ dư nợ tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, do MB luôn đảm bảo tốt khả năng thanh khoản và các chỉ tiêu an toàn hoạt động, đáp ứng yêu cầu của NHNN nên MB là một trong số ít các NHTM được NHNN cho phép tăng trưởng tín dụng trên 20%. Vì vậy, mặc dù mức tăng trưởng giai đoạn 2009-2010 cao hơn gần 2,5 lần mức tăng trưởng giai đoạn 2010-2011 (lần lượt là 61,73% và 25,39%), nhưng xét tình hình chung của cả hệ thống tài chính- ngân hàng Việt Nam trong năm 2011 thì đây là một kết quả đáng ghi nhận với tổng dư nợ năm 2011 đạt gần 5000 tỷ đồng, cao hơn năm 2009 gần 1000 tỷ.

Đơn vị: triệu đồng

Nếu xét dư nợ tín dụng của chi nhánh theo thời gian của các khoản vay2, dư nợ trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn cả tổng dư nợ trong trung hạn và dài hạn. Mức độ tỷ trọng dư nợ trong trung hạn cũng hơn trong dài hạn khoảng xấp xỉ 10%. Điều này có thể được lý giải do sự an toàn và khả năng thanh khoản của các khoản vay. Với thời gian cho vay càng ngắn, ngân hàng càng đảm bảo chắc chắn hơn trong việc thu hồi vốn của các món vay và khi thực hiện nghiệp vụ cho vay trong ngắn hạn thì tính thanh khoản của ngân hàng cũng tăng lên do khả năng quay vòng nhanh của các khoản vốn huy động.

Cũng có thể thấy, năm 2010 là năm đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng cao trong cả ba mảng tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2009-2010 đều cao hơn giai đoạn 2010- 2011 từ 2 đến hơn 2,5 lần.

Giai đoạn 2009-2011, thị trường tài chính có nhiều biến động, khó khăn của các doanh nghiệp ngày càng lớn, tính thanh khoản của các ngân hàng luôn được NHNN kiểm soát một cách chặt chẽ nên MB cũng thực hiện chính sách thúc đẩy sự tăng trưởng các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp tăng nguồn vốn lưu động thực hiện sản xuất kinh doanh. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn của MB Hoàn Kiếm năm 2010 tăng trưởng gần 80% so với năm 2009. Dư nợ trọng ngắn hạn trung bình 2 Theo cách tính doanh thu, chi phí hoạt động của MB, nghiệp vụ tín dụng sẽ hạch toán các kết quả của hoạt động cho vay, còn các mảng khác thuộc tín dụng ngân hàng như bảo lãnh, bao thanh toán,… sẽ được hạnh toán vào mục các hoạt động dịch vụ.

chiếm khoảng 63% tổng dư nợ trong giai đoạn 3 năm 2009-2011, và có xu hướng tăng dần theo các năm, đến năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt tới 67% tổng dư nợ. Tín dụng trung và dài hạn có đặc điểm là quy mô lớn, lãi suất cao và cũng mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chi nhánh. Sản phẩm tín dụng này thường được MB cấp cho các tập đoàn, công ty nhà nước và các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt và phương hướng kinh doanh chắc chắn thu lợi nhuận cao trong tương lai. Nhưng vẫn có thể thấy, đây là đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn nhiều so với cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, nên đến năm 2011 tổng tỉ trọng tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm hơn 30% dư nợ tín dụng của chi nhánh.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng:

Đơn vị: triệu đồng, %

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất, MB Hoàn Kiếm

Từ bảng trên, có thể thấy khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng trên 80% giá trị tổng dư nợ của chi nhánh trong giai đoạn 2009- 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay dành cho đối tượng này lại có xu hướng giảm dần theo các năm, cùng với đó là tỷ trọng ngày càng cao của khách hàng cá nhân. Trong cả hai mốc so sánh 2009- 2010 và 2010- 2011 thì tốc độ tăng trưởng của tín dụng cá nhân đều vượt trội hơn tín dụng doanh nghiệp tới trên 10%. Trong năm 2010, MB Hoàn Kiếm giải ngân được hơn 677 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân, tăng 290 nghìn tỷ so với năm 2009, đạt mức tăng trưởng lên tới 75,07% chỉ trong một năm. Tuy có những chính sách giảm mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, nhưng năm 2011, MB Hoàn Kiếm cũng giải ngân cho đối tượng này gần 250 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dành cho từng đối

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w