Nghiệp vụ chấm điểm xếp hạng tín nhiệm

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52)

Ngân hàng Quân đội đã triển khai chương trình chấm điểm tín dụng theo đúng thông lệ quốc tế từ năm 2003. Tuy nhiên, khi đó, hệ thống được triển khai còn khá đơn giản và thủ công- được nhập dữ liệu và xử lý trên phần mềm Excel và áp dụng Quy chế phân loại khách hàng theo Quyết định 265/QĐ-NHQĐ-HS ngày 24/02/2006 của Tổng giám đốc. Phải đến năm 2008, Ngân hàng mới triển khai đề

án xếp hạng tín dụng nội bộ với sự tư vấn của Công ty Ernst & Young3 Việt Nam, đánh dấu một bước tiến lớn trong chính sách Quản trị rủi ro của MB.

Theo hệ thống này, các khoản vay của ngân hàng sẽ được đánh giá và phân loại dựa trên cả hai yếu tố là định lượng và định tính.

Về các chỉ tiêu định tính, toàn hệ thống đưa ra một hệ thống chuẩn các điều kiện đánh giá đối với các khách hàng, bao gồm các nhóm chỉ tiêu về trình độ quản lý và môi trường nội bộ doanh nghiệp, quan hệ với các TCTD khác trong quá khứ, các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới ngành kinh doanh và hoạt động của khách hàng,…. Các chỉ tiêu này lại bao gồm các chỉ tiêu nhỏ và cụ thể với trọng số (mức độ quan trọng trong việc đánh giá rủi ro tổng thể của doanh nghiệp) khác nhau.

Phần chỉ tiêu định lượng: Ngân hàng yêu cầu khách hàng nộp đủ bộ hồ sơ giấy tờ yêu cầu để xác định tình hình tài chính doanh nghiệp như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sau đó, kiểm tra tính xác thực, minh bạch của giấy tờ và xử lý số liệu để xác định bốn nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cần nợ, chỉ tiêu thanh khoản và chỉ tiêu thu nhập.

Kết hợp chỉ tiêu định lượng và định tính, ngân hàng sẽ đánh giá và xếp hạng mức độ rủi ro của khách hàng theo 10 bậc từ D đến AAA, từ đó đưa ra chính sách tín dụng cụ thể đối với từng nhóm khách hàng khác nhau, như có cho vay hay không cho vay, lãi suất hoặc mức phí tín dụng liên quan,…

Có thể nhận xét rằng, hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ của chi nhánh Hoàn Kiếm đã được thực hiện một cách khá hiệu quả, giúp chi nhánh có thể quản trị rủi ro tốt hơn, tránh và phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề. Tuy nhiên, để có thể kiểm soát rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả, chi nhánh vẫn cần tích cực hoàn thiện hơn nữa bộ máy xếp hạng. Trong đó, thách thức lớn nhất hiện nay chính là việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về người vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro (loại sản phẩm/ngành kinh tế/khu vực địa lý khác nhau…) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó.

3 Ernst & Young là một công ty hàng đầu thế giới về cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính, tư vấn và là một trong bốn “Big Four” trong lĩnh vực Kế toán- Kiểm toán, cùng với Deloitte, KPMG và PwC.

Một tồn tại nữa là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP MB hiện nay được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia, thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Chính vì vậy, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro.

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52)