Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 61)

Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Mặc dù không có liên hệ trực tiếp với thị trường tài chính toàn cầu nhưng hệ thống Tài chính- ngân hàng Việt Nam cũng không tránh khỏi những liên đới. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các NHTM bị ảnh hưởng; cùng với việc NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, khó khăn trong thanh khoản, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm mạnh làm cho các ngân hàng siết chặt nghiệp vụ cho vay.

Bước sang giai đoạn 2009-2011, với việc hoàn thành hai mục tiêu là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững hợp lý, chủ động phòng ngừa lạm phát cao, nền kinh tế Việt Nam đã là một trong số ít nền kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Năm 2010 cũng là năm đánh dấu 15 năm phát triển của với nhiều thành tựu tiêu biểu của MB chi nhánh Hoàn Kiếm, mở ra giai đoạn 2009- 2015 với nhiều hướng đi mới đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, khách hàng và đối tác của MB Hoàn Kiếm nói riêng và toàn hệ thống MB nói chung.

Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn song đã có dấu hiệu phục hồi. Sự xuất hiện của các định chế tài chính nước ngoài; sự phát triển, hợp nhất và sáp nhập của các tổ chức Tài chính- ngân hàng trong nước làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trước thực tiễn đó, ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và chi nhánh MB Hoàn Kiếm nói riêng đã vạch ra phương hướng phát triển và mục tiêu cụ thể để trở thành một thương hiệu ngân hàng có uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2010-2015 được đưa ra các định hướng chung như sau:

Giữ vững mục tiêu gắn bó, liên kết với các khách hàng trên thị trường. Coi trọng mối quan hệ với các cổ đông chiến lược trong và ngoài Quân đội; tạo quan hệ liên kết với các công ty trực thuộc, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng đơn vị.

và văn hóa của công ty. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp và kế thừa các văn hóa tốt đẹp của Ngân hàng. Nâng cao các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đề cao vai trò của nhân viên trong công tác kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

Thực thi các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt nhất. Tăng cường quản trị rủi ro, áp dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong hệ thống ngân hàng theo yêu cầu đặt ra của toàn hệ thống và chuẩn của NHNN, các tổ chức Quốc tế để phát triển bền vững.

Tập trung đầu tư phát triển mạng lưới công nghệ thông tin thích ứng và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, lấy đó làm cơ sở để triển khai các nghiệp vụ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Áp dụng những công nghệ tiên tiến vào công tác quản trị và hoạt động của ngân hàng; làm chủ, tối đa hóa năng lực của hệ thống Core Banking T24.

Nâng cao vị thế của chi nhánh trong địa bàn và hệ thống của MB, vươn lên vị trí Top2 trong các bảng tổng sắp kết quả hoạt động.

Đó là những phương hướng chung, làm kim chỉ nam cho sự phát triển của Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể cho các hoạt động:

Chi nhánh tiếp tục chính sách mở rộng đầu tư tín dụng gắn với công tác huy động vốn đối với khách hàng có tiềm lực tài chính tập trung trên địa bàn. Ngoài việc tập trung đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch, chi nhánh còn tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng hình ảnh, đưa thương hiệu MB đến gần hơn với doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn.

Tập trung phát triển hoạt động bảo lãnh thông qua các gói dịch vụ đa dạng, phí bảo lãnh cạnh tranh và phong cách làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp và nhanh chóng. Hướng tới mục tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm khoảng 15% trong tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng vào năm 2015 (hoạt động bảo lãnh chiếm 7,11% trong tổng đóng góp vào doanh thu từ hoạt động tín dụng năm 2011).

Hướng đi trong giai đoạn tới của Chi nhánh là tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân trên địa bàn, nâng nguồn huy động từ khách hàng cá nhân lên tới khoảng 90%, và dư nợ đối với khách hàng cá nhân là 25% trên tổng dư nợ vào năm 2015.

Đối với khách hàng doanh nghiệp:

Nhóm khách hàng cũ: Chi nhánh đẩy mạnh, khai thác triệt để nhu cầu thanh

toán, các dịch vụ ngân hàng của nhóm doanh nghiệp này. Tạo sự tin cậy của khách hàng qua đó có thể mở rộng được thêm các nhu cầu dịch vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng và có thêm các khách hàng qua sự hài lòng của nhóm khách hàng cũ.

Nhóm khách hàng tiềm năng: chú trọng vào các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu, xăng dầu và thiết bị y tế, đặc biệt là những doanh nghiệp nằm trên địa bàn hoạt động của mình.

 Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo các nguồn thu an toàn cho chi nhánh với phương châm an toàn và phát triển bền vững. Hoàn thiện, nâng cao kỹ năng nhân viên trong công tác thẩm định tín dụng để vừa có thể thẩm định nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn chính xác đối với các hồ sơ vay vốn bảo lãnh hay thanh toán quốc tế.

Đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm gấp 1,3 lần trung bình cả hệ thống.

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w