Nâng cao chất lượng thẩm định, phân tích phương án kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 65)

Thực tế đã cho thấy, rủi ro của các khoản tín dụng phụ thuộc nhiều hơn vào tính khả thi của các dự án nhiều hơn là sự đầy đủ và chất lượng của các tài sản bảo đảm. Nếu một dự án có khả năng thành công, thu lại lợi nhuận đúng như dự kiến ban đầu thì khi đó, yếu tố tài sản đảm bảo không giữ vai trò quá quan trọng. Ngược lại, một dự án có hệ thống tài sản đảm bảo tốt nhưng khi triển khai không thành công, nợ gốc và lãi vay không có khả năng thu hồi thi lúc đó, yếu tố tài sản bảo đảm mới phát huy tác dụng. Nhưng để dẫn đến việc phải phát mại tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi lại giá trị các khoản cho vay và lãi thì tốn nhiều thời gian, công sức của các nhân viên ngân hàng, gây nên sự phân tán, chậm trễ, áp lực trong các khoản vay đối với các khách hàng khác. Hơn thế nữa, quá nhiều khoản cho vay không thành công sẽ dẫn đến vòng quay vốn tín dụng ngân hàng lớn, yếu tố thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng, và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới uy tín của

ngân hàng, tạo tâm lý không tốt cho các khách hàng sau này của ngân hàng. Chính vì vậy, kiểm tra thật chặt chẽ tính thành công của một hồ sơ tín dụng để tính toán được sự thành công của hồ sơ này, loại bỏ ngay những dự án tiềm ẩn rủi ro giúp cho ngân hàng hạn chế được phần lớn các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.

 Tính pháp lý của dự án

Một dự án có tính pháp lý là dự án triển khai mà không vi phạm các quy định của pháp luật về ngành nghề, lĩnh vực cấm kinh doanh. Các công tác quy hoạch và triển khai dự án không có vướng mắc với pháp luật như việc san lấp, giải phóng, đền bù mặt bằng,…

 Tính thị trường

Xem xét thị hiếu của khách hàng, tiềm năng của dự án tại thời điểm dự án bắt đầu hoạt động. Rất nhiều dự án mà lĩnh vực kinh doanh tại thời điểm hiện tại rất thuận lợi để có thể thu lợi nhuận, nhưng từ khi doanh nghiệp xây dựng dự án, đến khi dự án đi vào hoạt động để tiến hành thu lợi nhuận thì nhu cầu thị trường không còn nữa dẫn đến thất bại. Nhân viên thẩm định cần tìm hiểu, tham khảo các chuyên gia, bài viết đánh giá về lĩnh vực khách hàng xin vay vốn để có thể đánh giá tương đối về tương lai của dự án.

 Phân tích phương diện kỹ thuật, công nghệ

Việc áp dụng các loại máy móc, phương tiện kỹ thuật vào dự án cũng cần phải được xem xét để đưa ra phương án sử dụng một cách phù hợp. Công nghệ máy móc nên sử dụng phù hợp với số tiền đầu tư vào dự án, tính toán khấu hao để tránh lãng phí hay áp dụng những công nghệ quá cũ vào thực hiện dự án.

 Phân tích hiệu quả tài chính

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính bao gồm: Chi phí đầu tư; doanh thu; chi phí vận hành; nguồn vốn đầu tư.

a. Chi phí đầu tư: Ngân hàng cần xem xét đến chi phí đầu tư vào tài sản cố

định, chi phí về Vốn lưu động thường xuyên, chi phí dự phòng. Cần xem xét tới số tiền đầu tư vào tài sản cố định có phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và

kiểm tra tính chính xác của chi phí bỏ ra cho việc hình thành đất đai và xây dựng cơ bản, đây là những khoản mục thường bị làm gian lận hoặc khai khống chi phí nhằm trục lợi.

b. Doanh thu: Khi thẩm định về doanh thu mang lại của dự án, nhân viên

ngân hàng có thể quan tâm đến sản phẩm kinh doanh, mạng lưới và thị trường tiêu thụ, đối tác tiêu thụ chủ yếu, sự tăng trưởng dự kiến qua các năm. Cần quan tâm đến tình hình và triển vọng thực tế của ngành hàng kinh doanh, không thể chỉ dựa vào các tính toán từ phía đơn vị đi vay.

c. Chi phí vận hành: Quan tâm đến chi phí vận hành dự án là việc xem xét

đến chi phí nguyên, nhiên vật liệu; chi phí khấu hao; lương cán bộ công nhân viên; chi phí quản lý; lãi vay;…. Việc hạch toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp giúp ngân hàng có thể tính toán được lợi nhuận ròng của dự án, tính được dự án có mang lại hiệu quả khi tiến hành đầu tư hay không.

d. Nguồn vốn đầu tư: Doanh nghiệp tiến hành dự án tất nhiên không thể chỉ

dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Các nguồn vốn khác có thể được huy động để đầu tư vào dự án là: vốn chủ sở hữu, vốn vay từ nhà cung cấp, vay cán bộ công nhân viên hay phát hành trái phiếu,…. Ngân hàn cần xác định tính khả thi của các nguồn vốn. Đối với vốn chủ sở hữu, cần kiểm tra khả năng giải ngân, trích lập của doanh nghiệp có phù hợp với tiến độ triển khai dự án; đối với nguồn vốn vay từ các nguồn khác nhau, kiểm tra khả năng thành công huy động của các khoản vốn vay nay. Kể cả khi ngân hàng chấp nhận cho vay mà các nguồn vốn dự tính không được huy động đầy đủ thì dự án không thể triển khai được. Ngân hàng cần quan tâm đến các tỷ lệ như tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ vốn vay ngân hàng trên tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn đầu tư. Một dự án có tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá nhỏ sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn.

 Tính kinh tế, xã hội và môi trường

Xét đến tính kinh tế, có thể nghiên cứu tới hai khía cạnh là tính khả thi và tính sinh lời. Việc triển khai dự án sau khi tính toán tới các chỉ tiêu trên, nhân viên thẩm định có thể kết luận tính khả thi của dự án. Khi hạch toán xong doanh thu và chi phí dự án phân bổ cho cả đời dự án, ngân hàng sẽ tính được lợi nhuận thuần thu được hàng năm, áp dụng các chỉ tiêu tính toán như NPV,… để xem xét tính sinh lời của

dự án.

Môi trường và xã hội thể hiện qua sự quan tâm của xã hội đến ngành nghề và sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh. Ngày nay, vấn đề này ngày càng được chú trọng do việc tuyên truyền các vấn đề về xã hội và môi trường rất ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng.

Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản cần xem xét đến khi tiến hành thẩm định một phương án sản xuất kinh doanh. Tất cả các chỉ tiêu cần được các cán bộ thẩm định tính toán và quan tâm đến thì mới có thể đánh giá được tương đối toàn diện về phẩm chất của các dự án, không thể chỉ nhìn vào các yếu tố định tính hay định lượng không. Các tính toán nên áp dụng các chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư cũng như các công nghệ kỹ thuật ngân hàng tiên tiến để thu được kết quả chính xác và nhanh chóng. Khi có các dấu hiệu nhận thấy sự bất thường trong số liệu đưa ra của doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng cần nhạy bén, linh hoạt và tìm hiểu các thông tin về mảng hoạt động đó ngoài thực tiễn để tránh rơi vào cái bẫy mà có thể người đi vay đặt ra. Tất cả số liệu nhận được phải được nhìn nhận trên con mắt khách quan và có tính so sánh, không thể chỉ dựa vào các con số đôi khi đã được chỉnh sửa để làm đẹp các bản báo cáo gửi đến ngân hàng vay vốn. Cùng với đó, nguyên tắc thận trọng cũng cần được đề cao, ngân hàng nên xem xét dự án trong tình huống những rủi ro cao nhất có thể xảy ra để hạch toán doanh thu, chi phí của dự án, đảm bảo có thể đánh giá dự án một cách chính xác nhất để tránh rủi ro.

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w