- Trải rộng địa bàn hoạt động của MB, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu giao dịch tại hệ thống ngân hàng MB.
- Thực hiện đầy đủ các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Chi nhánh; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được cung cấp bởi MB.
- Hoạt động đúng theo phương hướng lãnh đạo của Hội sở, hoàn thành tốt các chỉ tiêu doanh số được phân bổ cho chi nhánh như chỉ tiêu phát hành thẻ, số lượng giải ngân, lợi nhuận hàng năm,…
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của MB chi nhánh Hoàn Kiếm bao gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 06 phòng chuyên môn và 06 phòng giao dịch trực thuộc.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của MB chi nhánh Hoàn Kiếm
Nguồn:Phòng tổ chức hành chính, MB Hoàn Kiếm
Mô hình tổ chức của MB chi nhánh Hoàn Kiếm giống như một công ty hoàn chỉnh với ba cấp hoạt động:
- Cấp 1: Ban Giám đốc gồm có 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
- Cấp 2: 07 phòng ban trực thuộc.
- Cấp 3: 06 phòng giao dịch trực thuộc MB chi nhánh Hoàn Kiếm.
Trong đó, mỗi cấp và mỗi phòng ban lại có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
Ban giám đốc: có chức năng điều hành sự hoạt động chung của Chi nhánh,
là nơi xét duyệt cuối cùng mọi vấn đề tại Chi nhánh, đại diện cho Chi nhánh đề xuất các ý kiến với Hội sở. Cụ thể hơn, Giám đốc có nhiệm vụ quản lý, điều hành chung cả chi nhánh, là người ra quết định cuối cùng như thông qua các khoản vay, bảo lãnh,… trong quyền hạn cho phép. Chịu trách nhiệm trước hội sở về hoạt động của chi nhánh. Phó giám đốc là người phụ trách các công việc về hành chính, chuyên môn, hỗ trợ cho giám đốc.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng kế toán- Dịch vụ KH hàng Phòn hỗ trợ tín dụng Phòng thẩm định Phòng tổ chức hành chính Giám đốc Phó giám đốc Các phòng giao dịch trực thuộc
Tìm kiếm khách hàng Doanh nghiệp và bán các gói sản phẩm của Ngân hàng
Chủ trì triển khai, phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, đưa quy trình tín dụng vào vận hành theo các bước quy định của ngân hàng.
Hiện phòng đang thử nghiệm mô hình hoạt động với 05 bộ phận nhỏ trực thuộc:
- Bộ phận quản lý CIB và các định chế tài chính: tập trung vào quản lý và phát triển dịch vụ cho khách hàng là các doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng.
- Bộ phận FDI: phụ trách nhóm khách hàng là doanh nghiệp FDI taị Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- Bộ phận xuất nhập khẩu: quản lý nhóm khách hàng có liên quan đến các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Bộ phận thương mại
- Bộ phận xây dựng cơ bản
Phòng khách hàng cá nhân:
Phụ trách tìm kiếm, phát triển mảng dịch vụ liên quan đến đối tượng khách hàng hàng cá nhân trên địa bản quận Hoàn Kiếm và các vùng lân cận với mục tiêu đạt được các chỉ tiêu tín dụng đề ra.
Xây dựng các kế hoạch hoạt động, nghiên cứu phát triển thị trường, đề xuất với giám đốc Chi nhánh.
Phòng kế toán- Dịch vụ khách hàng: bao gồm bộ phận kế toán nội bộ và kế
toán giao dịch với khách hàng:
Kế toán nội bộ: quản lý các khoản chi nội bộ, cân đối lỗ lãi trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đảm bảo công tác thu chi tiền mặt và an toàn kho quỹ.
Kế toán giao dịch với khách hàng: thực hiện các dịch vụ thanh toán cho các tổ chức và cá nhân như chuyển tiền trong nước, chuyển tiền liên ngân hàng, thanh toán bù trừ,…
Phòng hỗ trợ tín dụng:
Thực hiện hướng dẫn, thực hiện các công tác hỗ trợ để thực hiện đúng quy trình tín dụng và để cho các hợp đồng tín dụng triển khai thuận lợi và hiệu quả.
Phòng thẩm định:
Thẩm định độc lập các khoản tín dụng trước khi trình dự án tín dụng lên các cấp có thẩm quyền.
hợp đồng ký kết với khách hàng.
Thực hiện báo cáo trực tiếp với giám đốc Chi nhánh.
Phòng tổ chức hành chính:
Quản lý con dấu của chi nhánh,thực hiện các công tác hành chính, xây dựng cho Chi nhánh.
Thực hiện công tác quản lý, đào tạo cán bộ.
Quản lý, xây dựng các quy tắc, lề lối làm việc, đề xuất mức lương cho nhân viên.
Hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên.
…
Các phòng giao dịch trực thuộc: mở rộng thị phần cho chi nhánh thông qua
các chỉ tiêu huy động vốn, giải ngân được giao; cung cấp các giao dịch cơ bản cho khách hàng.
2.2.3.2. Nhân sự
Về mặt nhân sự, tính đến hết 31/12/2011, toàn chi nhánh có 160 lao động, trong đó chủ yếu là lao động nữ, chiếm tới 62,5%. Đặc điểm nổi bật của đội ngũ cán bộ MB là lực lượng nhân viên trẻ, năng động và có trình độ khá cao; trong đó chiếm tới 96,9% nhân viên có trình độ đại học trở lên. Độ tuổi trung bình của nhân viên MB chi nhánh Hoàn Kiếm là 27 tuổi; số tuổi nhân viên dưới 35 tuổi chiếm 93%.
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại MB Hoàn Kiếm năm 2011:
Tiêu chí Giới tính Trình độ
Nam Nữ Dưới đại học Đại học Trên đại học
Số lượng (người) 60 100 5 143 12
Tỉ lệ (%) 37,5 62,5 3,1 89,4 7,5
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, MB Hoàn Kiếm.
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2009-20112.3.1. Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh2.3.1. Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh 2.3.1. Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh
MB có một cơ cấu nguồn huy động tương đối ổn định. Do có những bước đi thận trọng, hướng tới một ngân hàng an toàn, phát triển bền vững, MB luôn duy trì được các chỉ số an toàn hệ thống ở mức cao. Chính vì vậy, dù trong giai đoạn có nhiều biến động chính sách của hệ thống ngân hàng, nguồn vốn huy động của MB vẫn luôn được đảm bảo do sự an tâm của người gửi tiền vào chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Sau năm 2008 với nhiều biến động, năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VNĐ duy trì được sự ổn định theo lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2009, tình trạng căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu được bộc lộ, các NHTM liên tục tăng lãi suất. Trước xu thế cạnh tranh gay gắt như vậy, lãnh đạo MB quyết định thêm lãi suất huy động VND thêm từ 0,08% đến 0,5%. Đây là sự tăng lên không nhiều trong lãi suất huy động trong tương quan với các NHTM khác do xu hướng duy trì sự an toàn trong thanh khoản của hệ thống và thực tế MB vẫn duy trì được nguồn vốn đủ đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Sang năm 2010, sau 10 tháng đầu năm chính sách tiền tệ nới lỏng với chủ trương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng, vào những tháng cuối năm, NHNN chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt do nguy cơ lạm phát cao. Theo đó, lãi suất thị trường có xu hướng tăng cao, thanh khoản trở nên căng thẳng, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng lại tiếp tục trở nên gay gắt, có nhiều xáo động mạnh. Tuy nhiên, năm 2010 cũng ghi nhận về sự tăng mạnh quy mô hoạt động của các ngân hàng. Tại MB, do có những chính sách linh hoạt trước tình hình thực tế, ngân hàng vẫn duy trì được lượng huy động ổn định và mức tăng trưởng cao. Sự tăng trưởng về vốn huy động tiếp tục được duy trì sang năm 2011.
trưởng cao qua các năm.
Bảng 2.2 : Tổng vốn huy động của MB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: triệu đồng.
Nguồn: Báo cáo thường niên MB- CN Hoàn Kiếm. Qua bảng, có thể nhận thấy MB Hoàn Kiếm huy động được khối lượng vốn lớn và tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước rất nhiều lần. Năm 2009, lượng vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt hơn 3000 tỷ đồng, nhưng sang năm 2010, nhờ các chính sách điều chỉnh lãi suất linh hoạt của cả hệ thống, lượng vốn huy động tăng lên hơn 1700 tỷ so với năm 2009, đạt mức tăng trưởng 51,90%; và trong năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng thu được là 25,57% so với năm 2010, nâng số vốn huy động lên tới hơn 6,2 nghìn tỷ đồng. Vậy là chỉ trong vòng ba năm 2009- 2011, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của chi nhánh lên tới 77%, đây là một con số thực sự ấn tượng đối với một chi nhánh trẻ trong hệ thống MB nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong thời kỳ hệ thống ngân hàng đang có nhiều biến động, rủi ro khó lường.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng
Đơn vị: triệu đồng
Nhìn biểu đồ trên có thể thấy, dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn huy động của MB Hoàn Kiếm. Xét về nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp: đây là nguồn vốn lớn, chi phí quản lý thấp hơn so với các nguồn huy động khác. Như số liệu tính toán trên bảng 2.2, có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối, với tỉ lệ tăng trưởng của năm 2010 so với năm 2009 là gần 44%, và năm 2011 so với năm 2010 là hơn18%. Tuy nhiên, định hướng của MB trong thời gian qua và cả các năm tiếp theo là đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân. Điều này có thể được giải thích như sau: Các doanh nghiệp chỉ gửi tiền vào ngân hàng để đáp ứng nhu cầu giao dịch hoặc sinh lãi cho khoản tiền nhàn rỗi trong ngắn hạn, nên nguồn vốn này có tính ổn định không cao, khả năng sử dụng vốn để đầu tư vào các hoạt động ngân hàng thấp.
Nguồn vốn huy động được từ dân cư luôn ở mức trên 60%, cao gần gấp đôi so với nguồn huy động từ các doanh nghiệp. Theo đuổi chính sách chung của MB, nguồn huy động từ dân cư luôn được MB chú trọng phát triển, coi là yếu tố quan trọng nhất duy trì sự ổn định trong nguồn huy đông của chi nhánh. Có được sự tăng trưởng ngày càng cao trong thu hút nguồn tiền gửi từ cá nhân này là do sự cộng hưởng của rất nhiều nguyên nhân. So với các chi nhánh khác trong hệ thống, MB
Hoàn Kiếm có vị thế vô cùng đắc địa- nằm trên những trục đường chính của trung tâm thủ đô Hà Nội. MB Hoàn Kiếm thu hút được rất nhiều khách hàng là người dân sống trong địa bàn quận Hoàn Kiếm và các vùng lân cận, nơi tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh hộ gia đình và các hộ có thu nhập cao. Các dịch vụ MB cung cấp cho đối tượng khách hàng cá nhân cũng ngày càng phong phú, kèm theo sự chu đáo và nhiệt tình của toàn bộ nhân viên. Từ tháng 2/2009, MB đã triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng MB247- hoạt động liên tục trong 24h và 7 ngày trong tuần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, cung cấp tới khách hàng nhiều thông tin hữu ích về các dịch vụ của MB.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động phân theo thời gian
Đơn vị: triệu đồng
Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 30% lượng vốn huy động của ngân hàng. Tuy tiền gửi có kỳ hạn là nguồn huy động chính của ngân hàng nhưng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cũng có những lợi thế nhất định. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Là nguồn vốn không ổn định do không lường trước được nhu cầu rút vốn của khách hàng, nhưng do lượng người gửi tiền không kỳ hạn luôn duy trì ở
số lượng lớn nên nếu có phương án tính toán thích hợp, ngân hàng vẫn có thể sử dụng nguồn vốn này để sinh lời mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.
Nguồn tiền gửi có kỳ hạn là trọng tâm phát triển của MB, là mục tiêu cạnh tranh của ngân hàng với các NHTM khác. Với rất nhiều mức lãi suất cạnh tranh với các loại hình tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn đa dạng cùng lòng tin của khách hàng với chất lượng thương hiệu MB, nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn tăng trưởng mạnh qua các năm, chiếm khoảng 70% tổng lượng huy động với mức tăng năm 2010 so với năm 2009 là khoảng 46%, năm 2011 so với năm 2010 là khoảng hơn 18%. Lượng huy động bằng nguồn vốn có kỳ hạn năm 2010 và 2011 tăng lên cao như vậy do năm 2011 là năm chứng khoán mã MBB của MB chính thức lên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh HSX, tính minh bạnh và tình trạng khỏe mạnh của hệ thống được thể hiện rõ ràng, tạo dấu ấn và niềm tin cho khách hàng gửi tiền tại hệ thống. Và với sự ổn đinh hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn có kỳ hạn để cấp tín dụng sinh lời, đây là nguồn thu lợi nhuận chủ yếu của MB Hoàn Kiếm.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền
Đơn vị: triệu đồng
trên 80% lượng tiền huy động được. Tỷ lệ tiền huy động bằng USD sụt giảm theo các năm so với lượng tiền gửi bằng VNĐ do tính chất ổn đinh hơn của loại hình tiền gửi bằng nội tệ. Chính sách tỷ giá của NHNN trong giai đoạn 2009- 2011 có nhiều biến động. Năm 2009, thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn và những vấn đề nội tại chưa thể giải quyết, các doanh nghiệp giữ trạng thái găm giữ ngoại tệ do lo sợ rủi ro về tỷ giá, nên trong năm này, lượng ngoại hối huy động được là hơn 476 tỷ đồng. Năm 2010 là môt năm đánh dấu sự bùng nổ của tín dụng ngoại tệ, cùng với đó, tốc độ tăng trưởng huy động luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng trong phần lớn thời gian của năm, lượng huy động trong năm 2010 tăng 38,52% so với năm 2009. Năm 2011, lượng vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ tăng so với năm 2010 khoảng 112 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt con số 17% so với năm 2010 do sự bất ổn của thị trường tín dụng và căng thẳng trong chính sách tỷ giá trong năm này.
2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Thông qua hoạt động huy động vốn, tổng nguồn vốn của ngân hàng được hình thành. Nguồn tư bản này sẽ được ngân hàng sử dụng chuyển hóa thành các loại tài sản khác nhau làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu thông qua tăng lợi nhuận. Khoản mục tín dụng đóng vai trò quan trọng nhât, thường chiếm khoảng 70% giá trị trong cơ cấu tổng tài sản.
Hoạt động tín dụng của các NHTM chịu sự phụ thuộc phần lớn vào các chính sách của Chính phủ qua từng thời kỳ thông qua sự nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN. Sau năm 2008 với chính sách tiền tệ thắt chặt kiềm chế lạm phát