Tăng cường sử dụng kỹ thuật phân tích trong đánh giá rủi ro kiểm

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 72)

quan giữa chi phí và lợi ích khi dựa vào việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng.

Một cách cụ thể, để đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng CSDL, KTV có thể lập bảng phân tích rủi ro kiểm soát với từng CSDL của từng khoản mục, trong đó chỉ ro mục tiêu kiểm soát theo mẫu:

Bảng 3.1: Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng CSDL trên phương diện số dư khoản mục và loại nghiệp vụ

CSDL Hệ thống KSNB Ý nghĩa KSNB Đánh giá

của KTV

Hiện hữu/phát sinh So sánh đối chiếu giữa sổ cái với sổ chi tiết bán hàng, giữa sổ chi tiết với các chứng từ gốc có liên quan như hóa đơn, vận đơn …

Phát hiện nghiệp vụ không có thật

Hiệu quả

Tính trọn vẹn Đánh STT trước các hóa

đơn, chứng từ … Ngăn ngừa việc doanhthu, giá vốn không được ghi nhận thi thực tế phát sinh

Hiệu quả

Với việc sử dụng bảng trên sẽ là cơ sở để giúp KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng CSDL của từng khoản mục tương ứng một cách dễ dàng. Đồng thời, với bảng đánh giá trên, các KTV có thể dễ dàng thiết kế các thử nghiệm kiểm soát nhằm đánh giá lại hiệu quả của việc thiết kế cũng như thực hiện các hoạt động kiểm soát tại đơn vị.

3.2.2. Tăng cường sử dụng kỹ thuật phân tích trong đánh giá rủi rokiểm toán kiểm toán

Có thể nói, thủ tục phân tích đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc kiểm toán và đặc biệt quan trọng khi KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán, vì nó là bước đầu tiên quyết định tới việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán, xây dựng mục tiêu, phạm vi, chiến lược, kế hoạch kiểm toán. Về mặt lý thuyết, phân tích được hiểu là việc so sánh số liệu của năm nay so với năm trước hoặc so sánh với số liệu chung của toàn ngành (phân tích ngang), so sánh chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo kết quả kinh doanh với chỉ tiêu khác có mối quan hệ tương đồng (phân tích dọc). Cả hai phương pháp phân tích này nên được sử dụng phối hợp với nhau để tăng cường chất lượng kiểm toán, giúp KTV khoanh vùng rủi ro, từ đó có các thủ tục kiểm toán hợp lý để giảm thiểu xuống mức rủi ro có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, trong thực tế quá trình kiểm toán, công ty KPMG Việt Nam mới chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích xu hướng (phân tích ngang) mà bỏ qua thủ tục phân tích dọc do yêu cầu về chi phí cũng như thời gian thực hiện cuộc kiểm toán. Nhưng để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, cũng như tính chuyên nghiệp trong phong cách làm việc đòi hỏi công ty phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và tăng cường hệ thống các tỷ suất tài chính phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Điều này là hoàn toàn khả thi bởi lẽ KPMG Việt Nam được hỗ trợ bởi mạng lưới KPMG toàn cầu, nơi mà có thể cung cấp cho KPMG những số liệu tin cậy về chỉ tiêu đặc thù của ngành, những phương pháp phân tích khoa học, đạt hiệu quả.

3.2.3. Tăng cường sử dụng lưu đồ khi tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán

Việc sử dụng lưu đồ sẽ cho phép KTV có được cái nhìn tổng quan, khoa học hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà đặc biệt là hệ thống KSNB. Tuy vậy, hiện nay KPMG vẫn chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật, điều này gây khó khăn cho KTV trong việc đánh giá rủi ro

dụng lưu đồ trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Thêm vào đó, để tăng cường hiệu quả của phương pháp này, đòi hỏi KPMG phải xây dựng những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện, quy ước và ký hiệu chung cho toàn công ty. Bên cạnh đó, do đặc điểm hoạt động kinh doanh của các khách hàng khác nhau là khau nhau nên đòi hỏi KTV phải áp dụng một cách linh hoạt khi sử dụng lưu đồ hay thậm chí là bảng câu hỏi hoặc bảng tường thuật. Để xây dựng riêng cho mình hệ thống ký hiệu phù hợp, công ty KPMG có thể tham khảo hệ thống ký hiệu chuẩn được sử dụng trong phương pháp vẽ lưu đồ của Viện chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ.

Bảng 3.2: Trích các ký hiệu vẽ lưu đồ cơ bản

Ký hiệu Giải thích

Chứng từ - tài liệu và các báo cáo bằng giấy. Ví dụ: hóa đơn, vận đơn

Ký hiệu quá trình – mọi chức năng hoạt động; xác định hoạt động gây ra biến động về mặt giá trị, hình thức hoạt ví trí thông tin. Ví dụ: thủ kho lập phiếu xuất kho

Ký hiệu – lối ra, hoặc lối vào từ, một phần khác của sơ đồ, được đánh dấu bằng các con số. Ví dụ: một chứng từ luân chuyển qua các bộ phận

3.2.4. Nâng cao chất lượng trình độ đội ngũ KTV

Theo xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp đang mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động, kéo theo đó là bản chất hoạt động cũng dần thay đổi theo hướng phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ của các KTV phải ngày càng nâng cao hơn nữa đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các chuẩn mực, quy tắc đề ra. Hơn nữa, do mức độ phức tạp của việc đánh giá rủi ro kiểm toán yêu cầu KTV phải có đủ trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm

để hoàn thành công việc. Để đáp ứng những yêu cầu trên, công ty KPMG phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo dành cho nhân viên của mình, qua đó nâng cao chất lượng cũng như trình độ chuyên môn. Đối với đội ngũ nhân viên trẻ được tuyển vào hai đợt trong năm là tháng 6 và tháng 12, đòi hỏi không những phải có trình độ chuyên môn và cần phải nắm vững về đạo đức kiểm toán. Nhận thức được điều đó, hiện nay hàng năm KPMG đều tổ chức các khóa học bắt buộc đối với nhân viên của mình (yêu cầu tối thiêu một năm là 48 giờ). Ngoài ra, với sự giúp đỡ của hệ thống CNTT, các nhân viên của KPMG Việt Nam có thể học trực tiếp thông qua mạng nội bộ của công ty. Các bài giảng với chất lượng cao, được cập nhật thường xuyên các chính sách cũng như thay đổi kinh tế quan trong đến từ các chuyên gia nước ngoài cũng như trong nước sẽ giúp các nhân viên của KPMG Việt Nam nâng cao trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của mình. Mặt khác, KPMG luôn khuyến khích nhân viên của mình học tập thông qua những hỗ trợ tài chính cũng như phi tài chính, đặc biệt là đối với các chứng chỉ có liên quan như CPA Úc và ACCA.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng diễn ra sâu, rộng ở Việt Nam mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp. Song song với xu hướng đó là sự phát triển vượt bậc của hoạt động kiểm toán tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là KPMG Việt Nam – đã và đang dần hoàn thiện cho mình những phương pháp kiểm toán thích hợp để nâng cao chất lượng của dịch vụ mà mình cung cấp. Trong đó, công việc đánh giá rủi ro kiểm toán luôn có một ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới chiến lược kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, giúp kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán hợp lý nhất nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

Quá trình thực tập tại công ty kiểm toán KPMG Việt Nam đã cho em cái nhìn rõ hơn về rủi ro kiểm toán cũng như công việc đánh giá rủi ro kiểm toán. Tuy vậy, do những hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm bản thân nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ cũng như đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn để bản đề án môn học của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy, cảm ơn các anh, các chị trong công ty KPMG Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ, 2006, Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

2. Alvin A.Arens, James K.Loebbecke: “Auditing and assurance services: An Intergrated Appoarch”, Prentice Hall International, Inc.

3. Bộ Tài chính, 2002, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính. 4. Bộ Tài chính, 2006, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, NXB Tài chính. 5. Tài liệu nội bộ công ty TNHH KPMG Việt Nam

6. Website: http://www.kpmg.com.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w