Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 56)

Đây là năm đầu tiên hoạt động của khách hàng nên KTV không thể áp dụng thủ tục phân tích ngang để đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng mà thay vào đó, KTV sẽ tiến hành phân tích từng số dư khoản mục dựa vào bản chất của khoản mục đó.

A. Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng 2.2.5: Bảng cân đối kế toán tại 30 tháng 9 năm 2010 công ty XYZ

ĐVT: USD

Khoản mục Mã số Giá trị

A. Tài sản lưu động 8,682,315

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 141,738

Tiền mặt 111 2,125

Tiền gửi ngân hàng 112 139,613

2. Đầu tư ngắn hạn 121 2,000,000

3. Các khoản phải thu 31,201

Phải thu khách hàng 131 31,201 4. Phải thu khác 10,300 Phải thu khác 138 8,400 Tạm ứng 141 1,900 5. Hàng tồn kho 5,554,425 Nguyên vật liệu 152 5,204,532 Công cụ dụng cụ 153 24,609 Thành phẩm 155 238,714 Sản phẩm dở dang 154 86,570 6. Tài sản lưu động khác 944,651 Trả trước 142 12,420

Thuế GTGT được khấu trừ 133 405,123

Thuế NK nộp trước 527,108 B. Tài sản dài hạn 32,572,880 1. Tài sản cố định 30,514,640 Tài sản cố định hữu hình 25,467,020 Nguyên giá 211 25,467,020 Hao mòn lũy kế 2141 - Tài sản cố định vô hình 457,000 Nguyên giá 213 457,000 Hao mòn lũy kế 2143 - Chi phí XDCB dở dang 241 4,590,620

Khoản mục Mã số Giá trị

2. Đầu tư dài hạn -

3. Trả trước dài hạn 335 2,058,240 TỔNG TÀI SẢN 41,255,195 A.Nợ phải trả 6,506,449 1.Nợ ngắn hạn 1,772,886 Phải trả NCC 331 1,659,900 Thuế phải nộp 333 54,320 Phải trả CNV 334 58,666 2.Nợ dài hạn 4,733,563 Vay và nợ dài hạn 4,733,563 B.Vốn chủ sở hữu 34,748,746

Vốn đầu tư của CSH 411 35,000,000

Lợi nhuận giữ lại 421 (251,254)

TỔNG NGUỒN VỐN 41,255,195

(1). Tiền và các khoản tương đương tiền

Công ty chỉ duy trì một lượng tiền mặt rất nhỏ phục vụ cho hoạt động thanh toán các khoản tạm ứng, mua dụng cụ văn phòng nhỏ. Khoản tiền gửi thanh toán 140,000 USD phản ảnh tài khoản của công ty tại 2 ngân hàng sau:

- Ngân hàng Tokyo Mitshubishi: 98,000 USD

- Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 52,000 USD

(2). Đầu tư ngắn hạn

Trong năm công ty có một số khoản tiền gửi tại ngân hàng Tokyo Mitshubishi và Vietcombank với thời hạn khác nhau. Trong đó có một khoản tiền gửi với thời hạn 60 ngày tại Vietcombank trị giá 20,000 USD cần được phân loại lại sang các khoản tương đương tiền.

(3). Các khoản phải thu

Do công ty chỉ mới đi vào hoạt động nên doanh thu chưa lớn, số dư các khoản phải thu chỉ có 31,200 USD. Tuy nhiên, bản chất đây là khoản phải thu từ công ty mẹ XYZ; do vậy khoản phải thu khách hàng cần được tiến hành phân loại lại sang các khoản phải thu nội bộ.

Khoản phải thu khác phản ánh khoản bù trừ giữa doanh thu bán hàng và giá nhập khẩu NVL từ công ty mẹ XYZ. Khoản này cần phải được xem xét về bản chất để tiến hành phân loại lại sang tài khoản phải thu nội bộ.

Khoản tạm ứng là khoản chi cho Tổng giám đốc đi công tác, có thời hạn 2 tháng.

(5). Hàng tồn kho

Số dư tài khoản nguyên vật liệu tại ngày 30 tháng 9 năm 2010 cao vì công ty vừa tiến hành nhập khẩu một lượng lớn NVL để phục vụ sản xuất trong tháng 1.

Trong năm, CCDC được công ty chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản (một phần được mua và một phần hình thành do chuyển nhượng). Tùy thuộc vào loại, thời gian, và giá trị sử dụng mà CCDC được phân bổ vào chi phí một hay nhiều lần, bao gồm: bàn, ghế, máy vi tính … và các thiết bị văn phòng, thiết bị hỗ trợ sản xuất khác. Qua kiểm tra sổ chi tiết theo dõi CCDC nhận thấy có nhiều CCDC có giá trị hơn 10 triệu VNĐ, và thời gian sử dụng hữu ích theo ước tính của KTV là lớn hơn 1 năm, do vậy cần tiến hành phân loại lại sang TSCĐ.

Giá thành sản xuất của thành phẩm là tổng hợp chi phí của các yếu tố đầu vào như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, lao động ... Trong đó hoạt động sản xuất của công ty dựa chủ yếu trên đơn đặt hàng của công ty mẹ XYZ, giá bán được quyết định theo giá thỏa thuận trước đó giữa XYZ và công ty mẹ. Giá trị thành phẩm phản ánh 2 khoản: Thứ nhất, thành phẩm để bán và xuất sang Nhật, có giá trị 142,628 USD; Còn lại là các sản phẩm lỗi, phải sản xuất lại vì không đáp ứng được yêu cầu.

Chi phí trả trước ngắn hạn phản ánh sự biến động giữa chi phí NVL trực tiếp theo tiêu chuẩn và thực tế phát sinh vào cuối tháng 10. Giá trị này sẽ được phân bổ vào giá vốn hàng bán trong giai đoạn tiếp theo, KTV cần phải lưu ý xem xét điều này tại cuộc kiểm toán cuối năm.

Thuế GTGT được khấu trừ và thuế NK nộp trước phản ánh khoản thuế phát sinh từ việc nhập khẩu nguyên vật liệu, CCDC và máy móc thiết bị từ Nhật, sau khi xem xét hóa đơn GTGT, tờ khai thuế và các giấy tờ liên quan khác, không có lưu ý nào cần kiểm tra.

(7). Tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình chủ yếu phản ánh máy móc mới nhập khẩu từ Nhật và nhà xưởng hình thành từ quá trình tiền xây dựng cơ bản. Tài sản cố định vô hình là phần mềm kế toán, phần mềm phục vụ sản xuất, nhân sự … Trong năm tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đã được nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng và có đăng kí với cơ quan thuế, tuy nhiên hiện tại công ty vẫn chưa tiến hành trích khấu hao cho các tài sản này, và giải thích rằng do doanh nghiệp mới thành lập nên việc trích lập khấu hao dự tính sẽ được tiến hành cuối năm. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích quản trị công ty và lập báo cáo tài chính tháng, quý KTV đề nghị công ty tiến hành trích khấu hao cho các tài sản này để phản ánh vào chi phí trong kì của doanh nghiệp.

(8). Chi phí trả trước dài hạn

Chi phí trả trước dài hạn thể hiện khoản tiền thuê nhà trả trước và phí dịch vụ duy trì bảo dưỡng có giá trị 2,058,240 USD.

Khoản mục nợ ngắn hạn chủ yếu phản ánh khoản phải trả nhà cung cấp. Số dư khoản mục này thể hiện phải trả cho công ty mẹ XYZ và một số nhà cung cấp khác có giá trị 1,359,900 USD. Tuy nhiên, khoản phải trả liên quan đến nội bộ doanh nghiệp (công ty mẹ và các công ty thành viên) nên được phân loại thành phải trả nội bộ.

(10). Vay và nợ dài hạn

Khoản mục này chủ yếu phản ánh nghĩa vụ nợ với ngân hàng Mitshubishi, được vay phục vụ cho mục đích đầu tư sản xuất ban đầu của doanh nghiệp và được đảm bảo bằng một phần giá trị tài sản cố định.

B. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 2.2.6: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty XYZ

Khoản mục SHTK Giá trị

Doanh thu 511 26,360

Giá vốn hàng bán 632 (37,540)

Lợi nhuận gộp (11,180)

Thu nhập từ hoạt động tài chính 515 48,142

Chi phí tài chính 635 (120,000)

Chi phí bán hàng 641 (45,000)

Chi phí quản lý 642 (112,000)

Lợi nhuận thuần từ HĐKD (240,038)

Thu nhập khác 711 3,251

Chi phí khác 811 (14,467)

Lợi nhuận khác (11,216)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (251,254)

Thuế TNDN 821 -

Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế (251,254)

(1). Doanh thu

Công ty bắt đầu hoạt động từ 12 tháng 12 năm 2009 và đã xuất bán thành phẩm cho công ty mẹ XYZ lần đầu tiên vào 31 tháng 8 năm 2010 với giá trị 26,360 USD và đã được thanh toán 70% tổng giá trị lô hàng xuất bán.

Giá vốn hàng bán phản ánh giá của thành phẩm đã được xuất bán cho công ty mẹ XYZ. So với doanh thu, có sự chênh lệch hơn của giá vốn hàng bán, điều này có thể được giải thích là chi phí sản xuất cho năm đầu tiên thường cao do những khoản chi trả cho chuyên gia Nhật Bản trong sản xuất, chi phí nhập khẩu NVL có chạy thử và các chi phí khác mà giai đoạn hoạt động đầu phải gánh chịu. Hơn nữa giá bán với công ty mẹ lại được xác định là giá trị thỏa thuận giữa 2 công ty, do vậy trong trường hợp này doanh thu có thể nhỏ hơn giá vốn hàng bán, công ty chấp nhận lỗ trong năm đầu để phục vụ cho hoạt động sản xuất sau này. Tuy vậy, cũng cần lưu ý khi giá bán chuyển giao thấp hơn chi phí sản xuất thì sẽ phải xem xét trích lập dự phòng cho lô thành phẩm này.

(3). Lãi/(lỗ) hoạt động tài chính

Doanh thu tài chính chủ yếu phản ánh khoản lãi từ tiền gửi và khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp tại 2 ngân hàng là Vietcombank và Toyko Mitsubishi. Chi phí tài chính chủ yếu phản ánh khoản chi phí đi vay dài hạn của doanh nghiệp. Sau khi trao đổi và kiểm tra hợp đồng, sổ phụ ngân hàng, sao kê tiền lãi … KTV không phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

(4). Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí bán hàng chủ yếu phản ánh khoản chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho lần xuất bán hàng đầu tiên tới công ty mẹ XYZ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp khá lớn, chủ yếu là chi phí lương cho chuyên gia và tư vấn. Một cách cụ thể, bao gồm lương cho chuyên gia nước ngoài (Tổng Giám đốc và phó tổng Giám đốc), các khoản thưởng, trợ cấp nhà ở, thuê xe, bảo hiểm, … Chi phí quản lý doanh nghiệp còn bao gồm các khoản chi phí tư vấn trước hoạt động, các chi phí khấu hao, duy trì bảo dưỡng, văn phòng phẩm, chi phí đi lại … Đặc biệt có một khoản lương cho

TGĐ và phó TGĐ được ghi 2 lần vào chi phí quản lý tháng 6 và tháng 8, cần xem xét điều chỉnh cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 56)