Thu thập hiểu biết về tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 35)

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng CSDL, KTV tiến hành xem xét thu thập, đánh giá và phân tích các thông tin liên quan tới tình hình tài chính của khách hàng.

Bảng 2.1.6: Tìm hiểu về tình hình tài chính của khách hàng ABC

Lập kế hoạch kiểm toán (FSA)

Thu thập hiểu biết về tình hình tài chính của khách hàng

Khách hàng Năm tài chính Tham chiếu tới GTLV

ABC 31/12/2010 C 1.07

Tình hình tài chính của khách hàng [KAM 3484] 1. Dự đoán

Hội đồng quản trị xây dựng và lập kế hoạch tài chính hàng năm. Tuy nhiên kế hoạch này được đưa ra bởi BGĐ công ty. Tình hình hiện tại của công ty không yêu cầu phải đạt được một sự tăng trưởng mang tính vượt bậc, nhưng cần phải có tốc độ tăng trưởng mang tính bền vững. Việc đánh giá từng cá nhân dựa trên bảng điểm cân bằng. Mục tiêu tài chính thường đạt được.

2. Phân tích

a. Phân tích tài liệu của khách hàng và kết quả của các bên có liên quan

Kế hoạch kinh doanh của công ty được xem xét bởi HĐQT 3 tháng 1 lần, bao gồm khối lượng bán, giá bán, chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận cận biên và lợi nhuận ròng. Từ việc phân tích các tài khoản của công ty, thấy rằng từ 30 tháng 9 năm 2010 có sự thay đổi lớn trong chi phí sản xuất – tăng 350 triệu USD, nguyên nhân là giá mua NVL đầu vào tăng. Tuy vậy, một cách chung nhất thì hiện tại công ty vẫn đang kiểm soát tốt tình hình tài chính.

b. Kết quả phân tích

KTV sử dụng các tài khoản của doanh nghiệp làm cơ sở thực hiện việc phân tích. Bên cạnh đó, KTV còn thực hiện các kĩ thuật phân tích xu hướng để xác định các mối liên hệ bất thường. KTV không phát hiện thấy bất kỳ sự biến động bất thường nào (Tham chiếu tới GTLV C320).

3. Các sự kiện làm tăng nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty

Công ty hiện đang trong giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất và đang duy trì một tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Do vậy, không có bất kỳ dấu hiệu nào khiến KTV nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Bảng 2.1.7: Phân tích sơ bộ tình hình tài chính của công ty ABC

KPMG GTLV: C320

Khách hàng: ABC Thực hiện: NTT

Năm tài chính: 31/12/2010 Ngày: 20/12/2010 ĐVT: USD

Phần 1: Báo cáo kết quả kinh doanh

KTV thực hiện kiểm toán BCTC lập ngày 31/09/2010; tuy nhiên việc phân tích báo báo kết quả kinh doanh phải được tiến hành dựa trên số liệu của cả năm tài chính. Do vậy số liệu tại thời điểm 31/12/2010 được tính toán theo phương pháp ngoại suy dựa trên thực tế tại thời điểm 31/09/2010, kế hoạch kinh doanh và điều kiện thị trường.

Khoản mục SHTK 31/12/2009 30/9/2010 (Ngoại suy)31/12/2010 Giá trịBiến động % Doanh thu 511 1,468,495,926 1,618,540,666 2,158,054,222 689,558,296 46% Giá vốn hàng bán 632 (1,181,212,576

) (1,306,360,194) (1,741,813,592) (560,601,016) 46% Lợi nhuận gộp 287,283,350 312,180,472 416,240,630 128,957,280 43%

Thu nhập từ hoạt động tài chính 515 24,708,024 24,279,922 32,373,230 7,665,206 32%

Chi phí tài chính 635 (8,203,618) (6,539,536) (8,719,382) (515,764) 7%

Chi phí bán hàng 641 (56,819,492) (50,341,956) (67,122,608) (10,303,116) 19% Chi phí quản lý 642 (87,380,262) (73,099,790) (97,466,386) (10,086,124) 11%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 159,588,002 206,479,112 275,305,484 115,717,482 72%

Thu nhập khác 711 8,430,206 6,831,572 9,108,762 678,556 9%

Chi phí khác 811 (514,822) (125,688) (167,584) 347,238 -68%

Lợi nhuận khác 7,915,384 6,705,884 8,941,178 1,025,794 13%

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 167,503,386 213,184,996 284,246,662 116,743,276 71%

Thuế TNDN 821 (19,050,148) (21,032,116) (28,042,822) (8,992,674) 46%

Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế 148,453,238 192,152,880 256,203,840 107,750,602 72%

Phần 2: Bảng cân đối kế toán

Khoản mục 31/12/2009 31/09/2010 Biến động Giá trị % A. Tài sản lưu động 428,985,430 535,138,123 106,152,692 24.7% 1. Tiền và các khoản tương

đương tiền

219,175,087 359,218,292 140,043,206 63.9%

Tiền mặt 111 5,334,741 110,358 (5,224,383) -97.9%

Tiền gửi ngân hàng 112 66,892,536 359,107,934 292,215,398 430.8%

Ký quỹ ngắn hạn 121 146,947,810 - (146,947,810) -100.0%

2. Các khoản phải thu 30,481,612 15,084,130 (15,397,483) -50.5%

Phải thu khách hàng 131 16,119,263 11,052,353 (5,066,910) -31.4%

Ứng trước cho NCC 132 - 113,429 113,429

3. Phải thu khác 3,823,204 4,370,193 546,989 12.3%

Phải thu khác 138 3,417,478 3,914,408 496,930 14.5%

Tạm ứng 141 405,725 455,785 50,060 12.3%

4. Hàng tồn kho 162,310,914 149,328,486 (12,982,428) -8.0%

Hàng đang đi đường 151 20,864,102 12,168,203 (8,695,899) -41.7%

NVL 152 66,881,790 79,350,232 12,468,442 18.6% CCDC 153 8,199,481 12,270,442 4,070,961 48.6% Thành phẩm 155 7,052,234 28,924,051 21,871,816 311.1% Sản phẩm dở dang 154 58,190,107 10,635,944 (47,554,162) -81.7% Hàng gửi bán 156 4,856,701 8,784,432 3,927,731 80.9% Dự phòng giảm giá HTK 159 (3,733,501) (2,804,818) 928,683 -24.9% 5. Tài sản lưu động khác 13,194,614 7,137,022 (6,057,592) -45.9% Trả trước 142 763,349 277,497 (485,852) -62.6%

Thuế GTGT được khấu trừ 133 6,221,462 6,413,447 191,984 3.1%

Thuế NK nộp trước 6,209,802 446,078 (5,763,724) -92.8% B. Tài sản dài hạn 169,910,759 169,890,201 (20,558) 0.0% 1. Tài sản cố định 146,475,936 161,438,204 14,962,268 10.2% Tài sản cố định hữu hình 94,821,070 127,252,879 32,431,810 34.2% Nguyên giá 211 199,471,730 255,340,786 55,869,055 28.0% Hao mòn lũy kế 2141 (104,650,661) (128,087,906) (23,437,246) 22.4% Tài sản cố định vô hình 17,440,427 16,681,649 (758,777) -4.4% Nguyên giá 213 24,074,104 24,341,254 267,151 1.1% Hao mòn lũy kế 2143 (6,633,677) (7,659,605) (1,025,928) 15.5% Chi phí XDCB dở dang 241 34,214,440 17,503,675 (16,710,764) -48.8% 2. Đầu tư dài hạn 221 23,082,826 8,451,997 (14,630,828) -63.4% 3. Trả trước dài hạn 242 351,997 - (351,997) -100.0% TỔNG TÀI SẢN 598,896,189 705,028,324 106,132,135 17.7% A.Nợ phải trả 190,763,478 236,999,855 46,236,377 24.2% 1.Nợ ngắn hạn 189,144,572 235,430,557 46,285,985 24.3% Phải trả NCC 331 56,324,759 102,455,885 46,131,125 81.9% Ứng trước từ khách hàng 132 12,513,571 6,671,635 (5,841,936) -46.7% Thuế phải nộp 333 17,248,640 33,443,377 16,194,737 91.9% Phải trả CNV 334 1,905,989 1,204,970 (701,019) -36.8% Chi phí phải trả 335 2,469,400 2,988,625 519,224 21.0% Phải trả nội bộ 336 82,895,047 67,156,088 (15,738,959) -19.0% Phải trả khác 338 273,598 6,335,867 6,062,269 2212.8% Dự phòng 15,513,566 15,174,110 (339,457) -2.2% 2.Nợ dài hạn 1,618,906 1,569,298 (49,608) -3.1% Dự phòng trợ cấp mất việc làm 1,618,906 1,569,298 (49,608) -3.1% B.Vốn chủ sở hữu 408,132,711 468,028,469 59,895,758 14.7%

Vốn đầu tư của CSH 411 75,480,000 75,480,000 - 0.0%

Quỹ dự phòng tài chính 415 27,348,577 27,348,577 - 0.0%

TỔNG NGUỒN VỐN 598,896,189 705,028,324 106,132,135 17.7%

Nhận xét:

A. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(1). Doanh thu tăng thêm 689 triệu USD tương đương 47% là do các

nguyên nhân chính sau:

• Tăng số lượng bán (trong năm 2010 số lượng bán là 2.1 triệu đơn vị so với 1.8 triệu đơn vị bán được trong năm ngoái).

• Thay đổi cơ cấu hàng bán.

• Thay đổi giá bán theo hướng khuyến khích người mua.

• Tung ra thị trường dòng sản phẩm mới đang có nhưu cầu rất cao.

• Tăng đáng kể doanh số bán ô tô sau khi tung ra thị trường dòng sản phẩm mới với doanh số tăng 400 chiếc mỗi tháng tính từ thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2010. Sau khi xem xét nguyên tắc ghi nhận doanh thu của khách hàng, nhận thấy doanh thu được ghi nhận dựa trên phiếu giao hàng trong khi doanh thu nên được ghi nhận căn cứ vào ngày ghi trên vận đơn. Điều này đã vi phạm nguyên tắc tính đúng kì trong ghi nhận doanh thu (căn cứ theo CMKTVN 14) và do vậy KTV cần xem xét tính đầy đủ của khoản mục doanh thu khi thực hiện cuộc kiểm toán vào cuối năm.

(2). Giá vốn hàng bán tăng thêm 560 triệu USD tương đương 47% là chủ

yếu là do trong năm 2010, số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ tăng lên. Cùng với đó là chi phí các yếu tố đầu vào cũng tăng lên đáng kể, làm cho giá vốn tăng lên. Nhưng tốc độ tăng giá vốn ngang bằng với tốc độ tăng doanh thu cho thấy doanh nghiệp đã kiểm soát khá tốt chi phí sản xuất.

(3). Lợi nhuận gộp tăng 129 triệu USD tương đương 45% là do sự biến

(4). Thu nhập từ hoạt động tài chính tăng gần 8 triệu USD tương đương

31%, chủ yếu là do lãi của các khoản tiền gửi tại ngân hàng; cộng thêm sự thay đổi có lợi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong 3 quý đầu năm 2010.

(5). Chi phí tài chính tăng khoảng 515 nghìn USD tương đương 6%, thể

hiện lỗ tỷ giá của khoản tiền gửi VNĐ. Sau khi thảo luận với giám đốc tài chính, kế toán trưởng, được biết hiện tại công ty có một khoản tiền gửi kỳ hạn bằng tiền VNĐ là 3,100 triệu VNĐ, sự giảm sút của đồng VNĐ và đồng USD khoảng 1.7%/năm, dẫn đến khoản lỗ tỷ giá khi đánh giá lại giá trị của khoản tiền gửi này là 350 VNĐ. Tuy nhiên, do sự không tương xứng trong mất giá của đồng tiền nên tiền lãi cho khoản tiền gửi bằng VNĐ cao hơn so với tiền lãi của khoản tiền gửi bằng USD.

(6). Chi phí bán hàng tăng khoảng 10.3 triệu USD tương đương 18% là do

ảnh hưởng của các nguyên nhân chính sau:

• Chi phí quảng cáo và xúc tiến bán hàng, chiếm tới gần 30% trong tổng chi phí bán hàng, tương đương 15.1 triệu USD. Chi phí quảng cáo và xúc tiến tăng 12% so với năm trước.

• Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chiếm khoảng 61% (tương đương 30.7 triệu USD) trong tổng chi phí bán hàng của doanh nghiệp, tăng xấp xỉ 65% so với năm trước. Nguyên nhân chính là do tăng số lượng bán và biến động (tăng) giá xăng.

• Dịch vụ bảo hành, chiếm 9% trong tổng chi phí bán hàng, tương đương với 4.5 triệu USD. Nguyên nhân chính là do công ty mở rộng, tăng cường dịch vụ bảo hành để phục vụ tốt hơn khách hàng theo chiến lược phát triển chung của công ty.

(7). Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10.1 triệu USD (12%) so với năm

• Tăng trợ lý kỹ thuật tư vấn thêm 11.5 triệu USD so với năm ngoái. Việc tăng trợ lý kỹ thuật là do tăng doanh số bán ô tô.

• Tăng chi phí cho chuyên gia nước ngoài thêm 4 triệu USD do trong 2 năm gần đây công ty áp dụng dây chuyền sản xuất mới, cần sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài.

• Giảm chi phí hỗ trợ sản xuất 5 triệu USD. Chi phí này chủ yếu phục vụ cho hoạt động chuẩn bị, chạy thử đối với các thiết bị sản xuất đã hoàn thành từ năm ngoái.

Ngoài ra, việc xem xét các chi phí liên quan đến các hoạt động mang tính từ thiện, ủng hộ người nghèo, các hoạt động vì cộng đồng được tính là chi phí hợp lệ để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xem xét lại tại cuộc kiểm toán cuối năm.

(8). Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty trích lập dự phòng chi phí thuế

thu thập doanh nghiệp là 10% lợi nhuận kế toán.

B. Bảng cân đối kế toán

(1). Tiền và các khoản tương đương tiền

Việc tăng thu tiền mặt trong bán hàng sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ cho nhà cung cấp và phân chia lợi nhuận cho cổ đông là nguyên nhân chính khiến cho số dư tiền cuối kỳ tăng lên so với đầu năm. Số tiền thặng dư này đã được gửi tại ngân hàng như khoản tiết kiệm ngắn hạn.

Đối với các khoản tín dụng có thời hạn dưới 90 ngày sẽ được phân loại lại là các khoản tương đương tiền; trên 90 ngày được phân loại là đầu tư ngắn hạn và những khoản tín dụng có thời hạn lớn hơn 1 năm sẽ được phân loại lại là đầu tư dài hạn.

(2). Phải thu

Các khoản phải thu chủ yếu phát sinh từ các đại lý bán lẻ phụ tùng và từ các khoản bán hàng xuất khẩu tới Thái Lan, Lào, Campuchia cho

các đại lý bán lẻ. Thời hạn thu hồi nợ đối với các đại lý bán lẻ và đại lý xuất khẩu là trong vòng 45 ngày từ kể từ ngày xuất hóa đơn và vận đơn. Phải thu giảm so với đầu năm chủ yếu là do doanh nghiệp đã thu được các khoản từ đại lý. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp chủ động và xây dựng chính sách bán hàng – thu tiền tốt, làm tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp.

(3). Hàng tồn kho

 Nguyên vật liệu: chủ yếu bao gồm các NVL nhập khẩu từ ABC Trung Quốc, ABC châu Á và các nhà cung cấp địa phương. NVL cuối kỳ tăng lên là do công ty tăng công suất ô tô lên 50 chiếc/ngày, do vậy cần phải dự trữ NVL nhiều hơn. Hơn nữa tình hình giá cả nhập khẩu đang có những diễn biến phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải dự trữ nhiều hơn NVL để chủ động trong quản trị chi phí.

 Phụ tùng để bán: phụ tùng để bán được mua bất cứ khi nào có mẫu mã mới được tung ra trên thị trường. Hiện tại trong kho tổng số phụ tùng bao gồm cả những mẫu lỗi thời từ năm 1997 do vậy cần phải lập dự phòng cho các loại phụ tùng này. Qua đợt kiểm kho giữa năm cũng nhận thấy trong kho của doanh nghiệp còn khá nhiều loại phụ tùng không được sử dụng, do đó đòi hỏi cần phải lập dự phòng cho các loại này.

 Hàng đang đi đường: chủ yếu là lượng hàng đang được nhập khẩu về từ ABC Trung Quốc và ABC châu Á.

 Chi phí sản xuất dở dang và hàng hóa bị ảnh hưởng bởi việc doanh nghiệp hiện tại đang tăng công suất nhằm phục vụ cho nhưu cầu trước dịp Tết và ngừng sản xuất trong đợt Tết.

Kết luận: Lợi nhuận biên của tất cả các sản phẩm đều ở mức rất cao, thể hiện công ty không có dấu hiệu rủi ro nào trong khoản mục NVL và hàng hóa. Tuy

nhiên, cũng cần lưu ý những thiệt hại trong sản xuất hoặc do sự thay đổi trong mẫu mã mà một số NVL có thể không được sử dụng hoặc đã lỗi thời.

(4). Phải thu nội bộ

Phải thu nội bộ cuối kỳ chủ yếu phản ánh khoản phải thu đối với công ty ABC Malaysia và những công ty thành viên khác của ABC.

(5). Tài sản cố định

 Tài sản cố định hữu hình

Tổng tài sản cố định hữu hình tăng 56 triệu USD chủ yếu bao gồm:

• Tăng nhà xưởng 17 triệu USD do hoàn thành xây dựng cơ bản.

• Máy móc thiết bị tăng 28.4 triệu USD do trong năm công ty có đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất và do vậy đã mua một lượng máy móc trị giá 10 triệu USD và thiết bị trị giá 18.4 triệu USD (phục vụ cho nhà máy sản xuất thứ 2).

• Công cụ dụng cụ tăng 8.2 triệu USD

• Phần còn lại (phương tiện vận chuyển, dụng cụ văn phòng): 2.4 triệu USD

Không có tài sản cố định nào được nhượng bán, thanh lý trong năm 2010. Đặc biệt, khi tiến hành đối chiếu giữa sổ đăng kí tài sản cố định và sổ cái, KTV nhận thấy có sự khác biệt lớn. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét để phân loại, điều chỉnh cho hợp lý.

 Tài sản cố định vô hình: Không có biến động đáng kể.  Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Có sự sụt giảm là do một số thiết bị, công trình đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.

(6). Đầu tư dài hạn

Số dư cuối kỳ chủ yếu phản ánh khoản 8 triệu USD đầu tư mua 40% cổ phiếu của công ty Auto Part.

(7). Phải trả nhà cung cấp

Các khoản phải trả nhà cung cấp chủ yếu phản ánh khoản phải thanh toán cho các nhà cung cấp địa phương từ việc mua NVL, CCDC, và tài sản cố định. Ngoài ra, phải trả nhà cung cấp cũng bao gồm các khoản phải trả cho các công ty thành viên (bao gồm …), các khoản này cần phải được tiến hành phân loại lại cho phù hợp (chuyển sang thanh toán nội bộ).

(8). Khách hàng trả trước

Với chính sách bán hàng của mình, ABC yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước khi giao hàng. Những khoản này hoàn toàn khác về bản chất so với khoản tiền đặt cọc của các đại lý bán lẻ.

(9). Thuế phải nộp

Bao gồm thuế thu nhập cá nhân (PIT) phải nộp là 442,000 USD, thuế thu thập doanh nghiệp phải nộp là 14 triệu USD, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 4.4 triệu USD, thuế GTGT hàng nội địa là 7.6 triệu USD và thuế tiêu thụ đặc biệt là 7 triệu USD. Thuế phải trả tăng là do ảnh hưởng tăng của thuế thu

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w