Thu thập hiểu biết về lĩnh vực, hoạt động sản xuất – kinh doanh của

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 49)

công ty XYZ

Bảng 2.2.3: Thu thập hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty XYZ

IV. Thu thập hiểu biết về khách hàng [KAM 3376]

A. Hoạt động, lĩnh vực và môi trường sản xuất – kinh doanh của khách hàng 1. Hoạt động kinh doanh

Cấu trúc pháp lý

XYZ là công ty 100% vốn nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam. Hoạt động chính là sản xuất văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, và thiết bị giáo dục khác theo Giấy phép đầu tư số … do Ban quản lý các khu công nghiệp và Chế xuất Bắc Ninh cấp ngày 12 tháng 12 năm 2009. Giấy phép có giá trị trong 40 năm kể từ ngày cấp.

Tổng vốn đầu tư và vốn pháp định của công ty theo quy định của Giấy phép đầu tư là 35 triệu USD

Vốn pháp định của công ty được đóng góp bởi

- Tổng công ty công nghiệp XYZ đóng góp 51%

- Phần còn lại là vốn đóng góp của công ty XYZ

Mục tiêu Phương pháp tiến hành

Hoàn thành đơn đặt hàng của công ty mẹ Xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất và dự trù ngân sách hợp lý để hoàn thành đầy đủ đơn đặt hàng từ công ty mẹ

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, cũng như quy trình kiểm soát đặt ra.

Xây dựng hình ảnh trên thị trường Thực hiện nhất quán chính sách quảng cáo, xúc tiến thương mại đã đề ra bởi bộ phận Marketing của công ty Tích cực tham gia các hoạt động mang tính xã hội cao, qua đó nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

Đảm bảo hoạt động sản xuất – kinh doanh mang lại hiệu quả

Xem xét lại các phương án kinh doanh đã xây dựng, đồng thời xem xét và so sánh tính sinh lời của các dự án này.

Tăng năng suất lao động Sử dụng tối đa công suất các dây chuyền sản xuất

Tăng khối lượng sản phẩm sản xuất của mỗi nhân công

Quản trị chi phí hiệu quả

Hoạt động chính của công ty có thể được tóm tắt như sau:

- Mua hàng và thanh toán: Để đảm bảo quá trình thu mua các yếu tố đầu vào cũng như thời hạn thanh toán mang lại hiểu quả, doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất xem xét, xét duyệt nhưu cầu mua của các bộ phận. Công ty hiện tại đã và đang tiếp thục tham khảo ý kiến của công ty mẹ và các chuyên gia về hạn mức phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, giao cho bộ phận chuyên trách mua hàng thu mua nguyên vật liệu và tiến hành nhập kho. Cuối cùng là ghi nhận hàng tồn kho và tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp. Hầu hết tất cả các nguyên vật liệu đầu vào đều được nhập khẩu, chỉ có một lượng ít nguyên vật liệu đầu vào được thu mua từ các nhà cung cấp nội địa.

- Sản xuất: Nguyên liệu đầu vào sẽ được kết hợp với các yếu tố của quá trình sản xuất như nhân công, máy móc, CCDC … để tạo ra thành phẩm. Kế toán chịu trách nhiệm tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì để tính ra giá thành của thành phẩm, bán thành phẩm và các sản phẩm phụ thêm khác từ quá trình sản xuất. Bộ phận kiểm soát chất lượng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra để đảm bảo sản phầm cuối cùng đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng.

- Bán hàng và thu tiền:Quá trình bán hàng thu tiền được tiến hành khi có đơn đặt hàng của khách hàng, công ty sẽ tiến hành xuất thành phẩm tới khách hàng kèm theo hóa đơn. Tùy thuộc vào chính sách tín dụng trong bán hàng của công ty mà khách hàng có thể sẽ được yêu cầu thanh toán ngay hoặc thanh toán trong một thời gian quy định trước. Tuy vậy, đa số thành phẩm đều được bán cho công ty mẹ, nên việc thanh toán sẽ được tiến hành ngay sau khi công ty mẹ nhận và kiểm tra hàng đầy đủ.

Khách hàng: Khách hàng chính là công ty mẹ - Tổng công ty công nghiệp XYZ. Ngoài ra doanh nghiệp còn kí kết cung ứng sản phẩm cho một số doanh nghiệp nội địa và nước ngoài khác.

Nhà cung cấp: Công ty hiện có 2 nhà cung cấp chính là công ty TNHH MN và công ty toàn cầu PQ.

Nhân sự: Đến ngày 31/12/2009 công ty có 251 nhân viên.

Các hoạt động tài trợ và đầu tư: Trong năm, công ty có đầu tư mua thêm 1 số thiết bị sản xuất quan trọng như máy cắt, nghiền giấy, máy dập khuôn mẫu; đồng thời đã hoàn thành việc xây dựng thêm nhà máy số 3. Bên cạnh đó công ty cũng có 1 khoản đầu tư ngắn hạn tại ngân hàng trị giá 2 triệu USD.

2. Môi trường sản xuất – kinh doanh của khách hàng

- Lĩnh vực kinh doanh: Cùng với xu hướng phát triển thị trường giáo dục quốc tế nói chung, và thị trường nội địa nói riêng, nên có thể nói nhưu cầu về các sản phẩm trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động ngày càng cao. Mặt khác, công ty không phải đối mặt một cách trực tiếp với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào bởi công ty mẹ của XYZ là khách hàng chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp.

- Môi trường kinh tế: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định nằm ở mức 6-8% trong nhiều năm qua, đặc biệt với việc mở cửa nền kinh tế khi gia nhập WTO khiến cơ hội, tiềm năng tăng trưởng kinh tế là rất rõ ràng. Bên cạnh đó, chính sách của Chính phủ Việt Nam hiện đang có nhiều hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phục vụ Giáo dục nên đây là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Mặt khác, nguồn lực lao động đang được cải thiện đặc

biệt về mặt chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá có tay nghề cao, làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm với công việc, hơn nữa nguồn lao động này lại rất dồi dào với chi phí thuê lại rẻ. Đây là yếu tố then chốt tác động tới chiến lược mở rộng sản xuất của doanh nghiệp nhờ tận dụng được nguồn nhân công với chi phí thấp tương đối so với khu vực.

- Môi trường chính trị và xã hội: Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy sự bất ổn chính trị tại Việt Nam. Điều này đang là thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư. Tuy vậy, chính sách điều tiết của chính phủ lại đang là một rào cản thu hút đầu tư. Hơn nữa các chính sách này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn cho hoạt động ổn định của doanh nghiệp. Nhưng trong thời điểm hiện tại, với lộ trình cam kết WTO, các chính sách này đang ngày càng được cải thiện để phù hợp hơn.

B. Chính sách kế toán và thực tiến áp dụng tại đơn vị:

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

- Năm tình chính: Năm tài chính đầu tiên của công ty là từ 12 tháng 12 năm 2009 tới 31 tháng 12 năm 2010 được Bộ Tài chính phê duyệt ngày 12 tháng 3 năm 2010. Trong những năm tiếp theo, năm tài chính sẽ bắt đầu từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12 hàng năm.

- Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính: BCTC được lập và trình bày dựa trên 06 nguyên tắc: Hoạt động liên tục, nhất quán, cơ sở dồn tích, trọng yếu, bù trừ, tập hợp, và có thể so sánh.

- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền: Trong năm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày phát sinh. Chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính. Tại ngày kết thúc niên độ, các tài sản dưới dạng tiền và công nợ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ. Lãi/( lỗ ), chênh lệch tỷ giá phát sinh trong trường hợp này được ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác: Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác được trình bày trên BCTC theo giá trị ghi sổ. Giá trị các khoản phải thu được ghi nhận trên sổ sách kế toán theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận.

- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: Hàng tồn kho được doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên; áp dụng hình thức sổ chi tiết theo phương pháp thẻ song song và tính giá theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ.

- Ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định được ghi nhận và trình bày dựa trên ba chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Trong đó nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá trị mua và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thằng. Thời gian khấu hao tài sản cố định áp dụng trong niên độ thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2009 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài

thương mại và phải trả khác được trình bày trên BCTC theo giá trị ghi sổ. Giá trị của các khoản phải trả được ghi nhận trên sổ sách kế toán theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng: Điều kiện, mức trích cụ thể các khoản dự phòng được căn cứ theo thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2005 và thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – doanh thu và thu nhập.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí: Chi phí được hạch toán tuân theo luật kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.

- Ảnh hưởng của cấu trúc doanh nghiệp tới việc báo cáo các thông tin tài chính:

Cấu trúc hoạt động đơn giản cho phép việc các nghiệp vụ phát sinh đều được xử lý và ghi chép tại phòng kế toán của công ty. Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc báo cáo các thông tin tài chính của công ty một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.

C. Hoạt động tài chính của công ty

Công ty mẹ XYZ là khách hàng lớn nhất (gần như chiếm lượng tuyệt đối), sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, đặt hàng sản phẩm của công ty. Công ty sẽ sử dụng hệ thống máy móc để tiến hành sản xuất các sản phẩm đáp ứng các nhưu cầu của công ty mẹ cũng như các công ty thành viên khác. Giá chuyển giao được xác định là giá thỏa thuận giữa công ty và công ty mẹ, tuân theo các quy định của nhà nước về việc chống chuyển giá. Do vậy, công ty hoàn toàn có thể chủ động trong doanh thu và quản trị chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp

D. Các vấn đề liên quan đến chủ đề đặc biệt

Các bên liên quan Các giáo dịch trong suốt năm 2010

Công ty mẹ XYZ Góp vốn

Mua TSCĐ, NVL, CCDC Công ty XYZ toàn cầu Góp vốn

Mua TSCĐ, NVL

Các vụ kiện tụng: Hầu hết các giao dịch của công ty đều được thực hiện chủ yếu với công ty mẹ và các công ty thành viên, chịu sự điều tiết trực tiếp từ chính sách chung của tập đoàn, do vậy cho đến nay hầu như công ty không gặp phải bất cứ sự kiện liên quan đến kiện tụng, tranh chấp nào.

Môi trường pháp lý và điều tiết: Công ty luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Hoạt động liên tục: Việc phụ thuộc vào công ty mẹ từ khâu mua các yếu tố đầu vào đến việc tiêu thụ thành phẩm sẽ khiến công ty có khả năng gặp rủi ro khi công ty mẹ có vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, khả năng hoạt động liên tục của công ty sẽ phụ thuộc rất lớn vào quyết định cũng như mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh và tình hình tài chính của công ty mẹ.

E. Thẩm vấn những vấn đề đặc biệt [KAM 3369]

Vấn đề Thực hiện/ngày

Gian lận: Tham chiếu đến thủ tục kiểm toán cho các vấn đề/ nội dung liên quan đến gian lận.

NHG/ 25-11-2010

liên quan có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tham chiếu tới các thủ tục kiểm toán tương ứng).

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w