Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 62)

công ty ABC và XYZ

Về cơ bản, việc đánh giá rủi ro kiểm toán đã được hoàn thành sau giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, KTV đã đưa ra mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên cả phương diện BCTC lẫn số dư khoản mục và loại nghiệp vụ. Còn đối với rủi ro phát hiện thì KTV không phải thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro như đối với rủi ro tiềm

tàng và rủi ro kiểm soát mà nó có liên quan trực tiếp tới các thử nghiệm cơ bản mà KTV thiết kế và thực hiện. Dựa vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà KTV có thể xác định được nội dung dung, lịch trình và phạm vi tiến hành các thử nghiệm cơ bản để giảm mức rủi ro phát hiện tới mức có thể chấp nhận được.

Thông thường, đối với các công ty, dù hoạt động trong lĩnh vực nào, dù là khách hàng mới hay thường niên thì công việc liên quan đến quá trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đòi hỏi KTV luôn phải cập nhật, chú ý phát hiện các vấn đề có thể dẫn tới việc phải đánh giá lại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Theo KAM, rủi ro tiềm tàng phải luôn được KTV cập nhật trong suốt quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, đó có thể là các thay đổi của khách hàng về phương pháp, lĩnh vực kinh doanh, hoặc thay đổi về ban lãnh đạo và các nhân viên chủ chốt … Bên cạnh đó, những sai sót phát hiện được trong thử nghiệm cơ bản có thể khiến KTV phải xem xét, đánh giá lại về rủi ro kiểm toán. Ví dụ, khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, nếu phát hiện thêm những thông tin có sự khác biệt lớn so với thông tin ban đầu thì KTV phải thay đổi xem xét thay đổi các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp với việc đánh giá lại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam (Trang 62)