CĂN CỨ PHÁT SINH

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 69)

1. SONY 823 2 KEWPIE

3.2. CĂN CỨ PHÁT SINH

Quyền đối với NHHH trên nguyên tắc chỉ phát sinh khi chủ sở hữu nhãn hiệu có đơn đăng kí nhãn hiệu hợp lệ nộp cho Cục SHTT và sau đó được Cục cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu. Quyền đối với NHHH phát sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký NHHH; có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn liên tục mỗi lần 10 năm. Mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp đều có quyền nộp đơn xin đăng ký NHHH. Chủ NHHH hoặc người được chuyển giao quyền sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký NHHH có quyền: gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì, dịch vụ, giấy tờ giao dịch; lưu thông, bán, quảng cáo, tàng trữ, nhập khẩu; chuyển giao quyền sở hữu NHHH hoặc chuyển giao quyền sử dụng NHHH thông qua hợp đồng li-xăng; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm. Đồng thời, chủ NHHH có nghĩa vụ: sử dụng NHHH đúng theo nội dung đã đăng ký; không được ngừng sử dụng NHHH trong 5 năm liên tục…

Khác với các nhãn hiệu thông thường khác, quyền đối với NHNT, theo quy định của pháp luật nước ta và hầu hết các quốc gia trên thế giới, quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu phát sinh không cần phải đăng kí. Theo điều 6 Luật SHTT: "Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký". Tại nghị định 103, cơ chế xác lập quyền không phụ thuộc vào thủ tục đăng kí của chủ sở hữu NHNT một lần nữa được tái khẳng định tại điều 6 khoản 2: quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại điều 75 của Luật SHTT mà không cần thủ tục đăng kí. Quy định này là phù hợp với các quy định của pháp luật thế giới, pháp luật các nước nói chung cũng như thực tiễn đời sống. Như đã phân tích ở trên, NHNT có tính phổ biến rất cao. Một NHNT có thể được biết đến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới mà không cần phải xuất hiện chính thức ở các quốc gia này. Việc lạm dụng uy tín của NHNT để trục lợi cao hơn nhiều lần so với các nhãn hiệu khác mà điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà sản xuất, cung cấp, lợi ích của khách hàng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các quốc gia. Chính vì vậy NHNT nên được pháp luật các quốc gia bảo hộ mà không cần phải đăng kí. Theo pháp luật nước ta, quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của Cục SHTT đối với NHNT. Để một nhãn hiệu được công nhận là NHNT, thì chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu công nhận NHNT cho Cục SHTT. Cục sẽ đưa ra quyết định công nhận NHNT trên cơ sở xét nghiệm nội dung đơn và thấy rằng nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của một NHNT. Hiện nay đã có một số đơn yêu cầu công nhận NHNT được nộp cho Cục SHTT. Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có

văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về thủ tục và các căn cứ để công nhận NHNT nên có chưa nhiều nhãn hiệu được Cục SHTT Việt Nam chính thức ra quyết định công nhận là NHNT.

Trên thực tế, thường có ba trường hợp sau đây. Thứ nhất, nhãn hiệu chưa hề được sử dụng tại Việt Nam và cũng chưa có đơn đăng kí nhưng vẫn được Cục quyết định là NHNT. Đây thường là những nhãn hiệu lớn và nổi tiếng trên thế giới. Trường hợp cụ thể là khi hãng McDonald cũng như Kentucky - 2 NHNT về đồ ăn nhanh chưa vào Việt Nam - đã có một doanh nghiệp của Australia đề nghị đăng ký nhãn hiệu này và đã bị từ chối. Trường hợp thứ hai là khi chủ sở hữu nhãn hiệu chủ động làm đơn yêu cầu Cục SHTT công nhận NHNT và trường hợp thứ ba là khi nhãn hiệu bị xâm phạm và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu, Cục ra quyết định công nhận NHNT để yêu cầu bên có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi này.

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp cũng dần nhận ra rằng xây dựng tên tuổi là điều rất quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn. Bao nhiêu tiền của và công sức doanh nghiệp phải bỏ ra từ việc chinh phục người tiêu dùng trong nước đến mở rộng thị trường nước ngoài. Giữ lấy tên mình cũng chính là giữ lấy những công sức và tiền bạc của một doanh nghiệp. Có lẽ những cái tên như Trung Nguyên, Petro Vietnam, Vinataba, Vifon... đã từng bị "ăn cắp" ở nước ngoài là minh chứng rõ hơn tất cả cho những ai hiểu giá trị của nhãn hiệu. Công ty sản xuất cà phê hàng đầu Việt Nam - Trung Nguyên đã tốn khá nhiều tiền của để tạo nên tên tuổi mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng đều biết. Tên tuổi của Trung Nguyên mạnh đến mức lan tỏa ra thị trường nước ngoài như Singapore, Nhật... nhưng gặp chướng ngại tại Mỹ bởi Công ty Rice Field. Công ty Rice Field Corp đăng ký nhãn hiệu cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột Trung Nguyên (bằng tiếng Việt) vào tháng 11/2000. Dù có lợi thế là công ty được công nhận sở hữu nhãn Cà phê Trung Nguyên ở Hoa Kỳ nhưng cuối cùng Rice Field đã phải trả lại nhãn hiệu cho Trung Nguyên. Không phải đợi đến lúc bị "chiếm hữu" tên tuổi như

Duy Lợi hay Trung Nguyên ở nước ngoài, Petro Vietnam đã nhanh chân hơn trong việc ngăn chặn hậu quả ngay từ đầu. Cách đây vài năm, tên Petro Vietnam bị một kẻ cơ hội nào đó ở Hoa Kỳ xin đăng ký làm chủ sở hữu. Rất may điều này không kéo dài bao lâu vì tên tuổi Petro Vietnam đã quá nổi tiếng, đến mức bất kỳ công ty dầu khí nào trên thế giới cũng có thể làm chứng về sự tồn tại của nó.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)