Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (Phiên họp lần thứ 34 của Đại hội đồng các nƣớc

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 35)

nhãn hiệu nổi tiếng (Phiên họp lần thứ 34 của Đại hội đồng các nƣớc thành viên WIPO, tháng 9 năm 1999)

Vào thời điểm Hiệp định Trips được đưa ra thảo luận trên bình diện quốc tế, hầu hết các quốc gia không có các quy định về bảo hộ NHNT trong luật của quốc gia mình. Chỉ sau khi Hiệp định Trips có hiệu lực, tất cả các quốc gia thành viên WTO cũng như Công ước Paris đã bắt buộc bảo hộ NHNT và nhãn hiệu rất nổi tiếng một cách không đầy đủ.

Trong hoàn cảnh đó, WIPO đã đưa ra một bản Khuyến nghị liên quan đến vấn đề bảo hộ NHNT. Bản khuyến nghị này được ban hành bởi liên minh Công ước Paris và WTO. Và nó trở thành một văn bản có hiệu lực đối với không chỉ các quốc gia thành viên Công ước Paris cũng như WTO mà với tất cả các quốc gia. Bản khuyến nghị này nhằm làm sáng tỏ, củng cố và bổ sung sự bảo hộ quốc tế hiện thời các NHNT như Điều 6Bis công ước Paris, Điều

16.2 và 16.3 Hiệp định Trips đã thiết lập. Khuyến nghị bao gồm các điều khoản chi tiết xem xét việc xác định liệu một nhãn hiệu có là NHNT tại một quốc gia thành viên hay không (Điều 2), và các biện pháp trong trường hợp có xung đột giữa NHNT và các nhãn hiệu khác (Điều 4), dấu hiệu kinh doanh (Điều 5) hoặc tên miền (Điều 6). Vì vậy mà các quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

Khuyến nghị bổ sung những tiêu chuẩn sau trong đó: tại Điều 2(1) đưa ra một danh sách chưa toàn diện các nhân tố mà Quốc gia thành viên có thể xem xét khi quyết định liệu một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, đặc biệt, một nhãn hiệu sẽ được xem xét là nổi tiếng nếu nhãn hiệu được xác định là như vậy tại ít nhất một khu vực công cộng có liên quan của một quốc gia thành viên (Điều 2(2)2b)). Tại Điều 2(3), khuyến nghị đã liệt kê các yếu tố mà các quốc gia thành viên sẽ không đòi hỏi như một điều kiện để xác định liệu một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, đặc biệt là một nhãn hiệu đã được sử dụng hay đăng ký chưa hoặc đơn đăng ký đã được nộp tại Quốc gia thành viên đó hay chưa (Điều 2(3)(i)). Khuyến nghị yêu cầu rằng một NHNT mà chưa đăng ký tại nước nơi được yêu cầu bảo hộ thì được bảo hộ chống lại việc sử dụng một nhãn hiệu giống hoặc tương tự cho các hàng hóa hay dịch vụ không tương tự, cho dù trong một số trường hợp một quốc gia thành viên có thể yêu cầu rằng nhãn hiệu phải nổi tiếng trong đông đảo công chúng (Điều 4(1)(b) và (c)). Khuyến nghị quy định hình thức xử phạt trong trường hợp xung đột giữa NHNT với dấu hiệu kinh doanh (Điều 5 của dự thảo điều luật) và tên miền (Điều 6 của Dự thảo luật).

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)