CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 25)

Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền SHCN đã lần đầu tiên đề cập đến NHNT tại Điều 6Bis bằng cách quy định nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia thành viên trong việc từ chối hay huỷ bỏ mọi sự đăng ký cũng như ngăn cấm mọi sự sử dụng của NHHH mà nó được coi là sự sao chép, bắt chước, một bản dịch hoặc có thể gây nhầm lẫn với một NHNT và cũng quy định khoảng thời gian cho phép chủ sở hữu NHNT yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ sự đăng ký đối với nhãn hiệu xâm phạm.

Theo Hiệp định Trips, vấn đề bảo hộ NHNT nhìn chung dựa trên các nguyên tắc được ấn định bởi Công ước Paris với những sự thay đổi và bổ sung phù hợp.

Bên cạnh các Điều ước quốc tế nói trên, chúng ta cũng có thể tìm thấy các quy định về bảo hộ NHNT trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, đạo luật Lanham năm 1983 và sau đó được sửa đổi bởi Đạo luật NHHH năm 1994 của vương quốc Anh; Đạo luật Lanham năm 1946 của Hoa Kỳ (được sửa đổi bởi đạo luật Liên bang về sự lu mờ NHHH năm 1995), đạo luật NHHH của Hàn Quốc, đạo luật NHHH và bộ luật về SHTT của Pháp, luật NHHH Canada…Tuy nhiên, pháp luật của không ít quốc gia đã không đưa ra được một hệ thống các tiêu chí cụ thể để xác định NHNT. Do vậy, trên thực tế khái niệm này sẽ được xác định bởi các Toà án hay các cơ quan có thẩm quyền trong từng vụ việc cụ thể.

Top 20 thƣơng hiệu đƣợc định giá cao nhất thế giới (năm 2008):

Kết quả do Interbrand, Công ty tư vấn NHHH hàng đầu thế giới của Anh và tạp chí Businessweek công bố hàng năm:

STT Tên Ngành Quốc gia 2008 (tỷ USD)Giá trị năm

1 Nước giải khát Mỹ 66,66 2 Máy tính (dịch vụ) Mỹ 59,03 3 Máy tính (phần mềm) Mỹ 59 4 Đồ điện gia dụng Mỹ 53,08 5 Điện tử tiêu dùng Phần Lan 35,94

6 Ôtô Nhật Bản 34,05 7 Máy tính (phần cứng) Mỹ 31,26 8 Nhà hàng Mỹ 31,05 9 Giải trí Mỹ 29,25 10 Dịch vụ Internet Mỹ 25,59 11 Ôtô Đức 25,57 12 Máy tính (phần cứng) Mỹ 23,5 13 Ôtô Đức 23,29 14 Chăm sóc cá nhân Mỹ 22,68 15 Dịch vụ tài chính Mỹ 21,94 16 Hàng hiệu Pháp 21,6 17 Máy tính (dịch vụ) Mỹ 21,3 18 Thuốc lá Mỹ 21,3 19 Dịch vụ tài chính Mỹ 20,17 20 Ôtô Nhật Bản 19,07

Chương 2

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 25)