Văn bản hướng dẫn 104/89/EEC

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 53 - 55)

1. SONY 823 2 KEWPIE

2.2.2.2. Văn bản hướng dẫn 104/89/EEC

Được ban hành không phải nhằm mục đích thống nhất tất cả các hệ thống pháp luật về NHHH của các quốc gia, mục đích của nó chỉ là hướng đến cố gắng làm giảm đi sự khác biệt giữa các hệ thống NHHH quốc gia là nguyên nhân gây ra những rào cản cho thương mại và ảnh hưởng đến sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ cũng như hạn chế sự phát triển của các thị trường đơn lẻ. Văn bản hướng dẫn nhấn mạnh những nội dung mấu chốt của luật thực định hơn là những vấn đề của luật hình thức. Có ba điều khoản quan trọng của văn bản liên quan đến cơ chế đăng ký NHHH cũng như việc xác lập quyền thông qua đăng ký, đó là:

- Điều 3: Chỉ ra những căn cứ cho việc từ chối hay vô hiệu hóa sự đăng ký của các NHHH;

- Điều 4: Đề cập đến những trường hợp được coi là gây ra sự xung đột với những NHHH trước đó;

- Điều 5: Xác lập quyền thông qua thủ tục đăng ký NHHH.

Trong đó, NHHH nổi tiếng là một trong những căn cứ quan trọng mà các cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc, xem xét khi tiếp nhận và đánh giá đơn đăng ký bảo hộ đối với NHHH ở Châu Âu.

NHHH nổi tiếng có thể được bảo hộ ngay cả khi chúng chưa được đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền. Điều này có nghĩa rằng, đối với NHHH nổi tiếng, việc bảo hộ không chỉ được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc "quyền ưu tiên đăng ký" (first - to - file) mà còn dựa trên nguyên tắc "quyền ưu tiên sử dụng" (first - to - use). Như vậy, điều này hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế và cũng tương tự với pháp luật Nhật Bản mà chúng ta đã phân tích ở trên.

Theo những quy định tại Điều 4 của Văn bản hướng dẫn 104/89/EEC, một NHHH sẽ không thể được đăng ký, hoặc nếu đã được đăng ký sẽ có thể bị tuyên bố vô hiệu ở các quốc gia Châu Âu nếu nó bị coi là giống hoặc tương

tự với những nhãn hiệu đã được đăng ký được sử dụng cho những hàng hóa hay dịch vụ tương tự, hoặc nó có thể gây ra sự nhầm lẫn với những nhãn hiệu Cộng đồng trước đó. Khái niệm "nhãn hiệu hàng hóa trước đó" (earlier trademark) được hiểu bao gồm cả những nhãn hiệu được thừa nhận là nổi tiếng phù hợp với quy định tại Điều 6bis của Công ước Paris 1883. Điều này cũng tiếp tục được khẳng định một lần nữa tại Quy định về NHHH cộng đồng năm 1993.

Căn cứ về nguy cơ gây nhầm lẫn với một NHHH trước đó là một căn cứ quan trọng cho việc từ chối yêu cầu đăng ký đối với một NHHH. Tuy nhiên, việc xác định thuật ngữ "nguy cơ gây nhầm lẫn" (likelihood of confusion) là rất khó khăn trên thực tế, nhất là trong việc phân biệt nó với những thuật ngữ tương tự khác. Chẳng hạn, trong phán quyết của Tòa án về vụ kiện "Sabel v. Puma AG", thuật ngữ "nguy cơ gây nhầm lẫn" mà nó bao gồm cả "nguy cơ liên tưởng" (likelihood of association) với những NHHH trước đó được giải thích theo nghĩa rằng sự nhầm lẫn liên tưởng mà công chúng có được giữa hai NHHH như là kết quả của sự giống hay tương tự về mặt ngữ nghĩa học sẽ không trở thành một căn cứ có ý nghĩa cho việc quyết định rằng có một "nguy cơ gây nhầm lẫn" theo quy định tại Điều 4 (1) (b) của Văn bản hướng dẫn. Sự tồn tại của một "nguy cơ liên tưởng" sẽ không đồng nghĩa với sự tồn tại một "nguy cơ gây nhầm lẫn" trên thực tế. Hay nói cách khác, "nguy cơ liên tưởng" ở đây không có giá trị thay thế cho một "nguy cơ gây nhầm lẫn". Bởi vì điều này và cũng dựa trên kết quả nghiên cứu mà nó đã chỉ ra rằng PUMA không phải là một NHNT đặc biệt ở Châu Âu, Tòa án đã tuyên rằng cơ quan có thẩm quyền không thể từ chối đăng ký cho nhãn hiệu SABEL.

Ngoài ra, còn có một nguyên tắc quan trọng khác liên quan đến việc bảo hộ NHHH ở Châu Âu quy định rằng việc bảo hộ đối với NHHH nổi tiếng sẽ không chỉ bị giới hạn trong phạm vi những hàng hóa và dịch vụ tương tự. Theo đó, phạm vi bảo hộ sẽ được mở rộng cho cả những trường hợp NHHH được sử dụng cho những loại hàng hóa hay dịch vụ không tương tự khi những

sự sử dụng như thế có thể gây thiệt hại hoặc tạo ra những điều kiện bất lợi cho danh tiếng của nhãn hiệu trước đó. Và khi một nhãn hiệu đã được công nhận là nổi tiếng tại một trong những nước thành viên của Liên minh, nó sẽ đương nhiên trở thành NHNT trong toàn Liên minh. Chúng ta sẽ đến với vụ kiện đối với nhãn hiệu CANON để thấy rõ hơn điều này:

Bên phản đối là công ty Canon K.K (Nhật Bản) và bên bị phản đối là công ty Pathe Communication (US). Bên phản đối cho rằng nhãn hiệu "CANON" là nhãn hiệu và là tên công ty của họ đã nổi tiếng đối với các sản phẩm "tivi, phim ảnh, các thiết bị ghi âm, các thiết bị truyền phát tín hiệu và các sản phẩm khác thuộc nhóm 09", cho nên nhãn hiệu "CANON" của Pathe bao gồm các sản phẩm video, phim, băng cát xét sẽ không được đăng ký cũng như không được sử dụng. Cơ quan sang chế Đức không chấp nhận phản đối trên của Công ty Canon vì cho rằng các sản phẩm của hai nhãn hiệu là không tương tự nhau. Cuối cùng, Tòa Án tối cao Đức đã quyết định rằng nhãn hiệu CANON của Công ty Canon (Nhật Bản) là NHNT trên toàn thế giới, vì thế mà nhãn hiệu CANON của Công ty Pathe sẽ không cùng tồn tại mặc dù các sản phẩm cụ thể không trùng hay tương tự nhau.

Như vậy, NHNT ở Châu Âu sẽ được bảo hộ chủ yếu thông qua các Điều ước quốc tế và các Văn bản pháp luật thống nhất của Liên minh. Bên cạnh đó, các hệ thống pháp luật độc lập của các quốc gia thành viên cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các tiêu chí và quy định cụ thể về bảo hộ NHNT trên lãnh thổ quốc gia mình.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)