Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 57 - 58)

1. SONY 823 2 KEWPIE

2.2.3.2. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng

Cho đến nay, không có một định nghĩa chính xác về khái niệm "nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng" ở Hoa Kỳ. Điều này cũng tương tự như tình trạng thực tế hiện nay ở Châu Âu cũng như ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, việc xác định một NHHH có phải là NHNT hay không là rất phức tạp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, đều trao thẩm quyền cho các cơ quan chức năng (thông thường là Tòa án hoặc các Văn phòng quốc gia về Sở hữu công nghiệp) trong việc xác định sự nổi tiếng của các NHHH trong những trường hợp cụ thể. Và lẽ dĩ nhiên những quyết định hay sự xem

xét như thế trước tiên sẽ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chung đã được quy định bởi pháp luật.

Theo những quy định tại Điều 3 của Đạo luật Liên bang về sự lu mờ NHHH năm 1995, chủ sở hữu của NHHH nổi tiếng sẽ có quyền, phù hợp với nguyên tắc của Luật công bằng và tuỳ thuộc vào sự xem xét của Tòa án, yêu cầu một Lệnh của Tòa án chống lại mọi sự sử dụng nhằm mục đích thương mại của người khác đối với NHHH hay tên thương mại, nếu sự sử dụng như thế được bắt đầu sau khi NHHH của chủ sở hữu trở nên nổi tiếng và những sự sử dụng đó có thể làm lu mờ hay làm giảm chất lượng hay khả năng phân biệt của NHHH nổi tiếng.

Vấn đề trọng tâm của việc bảo hộ NHHH nổi tiếng theo pháp luật Hoa Kỳ chính là sự lu mờ NHHH. Thuật ngữ này đã được đưa ra và sử dụng trong một thời gian khá dài trước khi được đề cập trong luật. Ở góc độ chung nhất, khái niệm về "sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa" được hiểu là sự làm giảm đi khả năng của NHNT trong việc nhận biết và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ, bất kể có tồn tại hay không tồn tại một sự cạnh tranh giữa chủ sở hữu NHNT và các bên khác, hay khả năng gây nhầm lẫn, lỗi lầm hay lừa dối. Định nghĩa này rõ ràng đã khẳng định rằng nguy cơ gây nhầm lẫn, mặc dù là một căn cứ cơ bản của sự xâm phạm NHHH, không phải là một yếu tố được yêu cầu cho sự lu mờ theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, lịch sử lập pháp Hoa Kỳ đã cho chúng ta thấy một điều rằng khái niệm về sự lu mờ được mô tả bao gồm tất cả những hình thức của sự làm lu mờ được thừa nhận một cách hợp pháp.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)