Bảo hộ chống lại việc sử dụng bất hợp pháp

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 78 - 80)

1. SONY 823 2 KEWPIE

3.4.2. Bảo hộ chống lại việc sử dụng bất hợp pháp

Điều 129, khoản 1.d Luật SHTT quy định ‘Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng’’ thì bị coi là xâm phạm quyền đối với NHNT.

Luật nhãn hiệu của Anh quy định hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT cho bất kỳ hàng hoá hay dịch vụ, không xét đến bản

chất hàng hoá hay dịch vụ đó trùng hay tương tự đều bị coi là hành vi xâm phạm nếu việc sử dụng đó có thể gây ra một trong các hệ quả sau:

 Tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng

 Gây tổn hại đến khả năng phân biệt của NHNT

 Gây tổn hại đến danh tiếng của NHNT

Như vậy, mặc dù Luật SHTT Việt Nam cũng có quy định giống với luật nhãn hiệu của Anh về tiêu chí nhãn hiệu song lại rất khác về mặt hệ quả: theo luật nhãn hiệu của Anh, hệ quả của hành vi xâm phạm NHNT là xuất phát từ bản chất của nhãn hiệu đó là tính phân biệt, xuất phát từ lợi ích thực tiễn là khả năng cạnh tranh và xuất phát từ giá trị vô hình của quyền SHTT và đặc thù của NHNT đó là danh tiếng của nhãn hiệu. Còn hệ quả theo Luật SHTT Việt Nam lại xuất phát từ hệ quả rất chung được áp dụng cho mọi loại nhãn hiệu. Hệ quả thứ hai trong Luật SHTT Việt Nam cũng chỉ là mở rộng của hệ quả thứ nhất đó là khả năng gây ấn tượng sai lệch mối quan hệ giữa chủ sở hữu NHNT với người sử dụng. Nội hàm của sự sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng cũng đã hàm chứa sự sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ và từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn. Cụ thể, các hệ quả xác định hành vi xâm phạm NHNT là:

 Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá; hoặc

 Gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu NHNT.

Đặc thù của NHNT, xét về mặt lý luận là tính phân biệt của nhãn hiệu rất cao, cao hơn nhiều với nhãn hiệu thông thường khác, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu cũng triệt để hơn, và xét về mặt thực tiễn là được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Người tiêu dùng nhận thức được rất rõ nguồn gốc của các NHNT, do đó, khả năng xảy ra nhầm lẫn về nguồn gốc giữa hàng hoá hoặc dịch vụ gắn NHNT với hàng hoá hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu thông thường là

ít xảy ra hơn với cá nhãn hiệu thông thường với nhau. Thực tế, trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng không hề nhầm lẫn về nguồn gốc cũng như hiểu sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu NHNT với người sử dụng dấu hiệu bị cho là xâm phạm, họ biết rõ đâu là hàng hoá hoặc dịch vụ mang NHNT còn đâu không phải là hàng hoá hoặc dịch vụ nổi tiếng.

Ví dụ, trong so sánh giữa một hàng hoá là xe máy mang nhãn hiệu HONDA và dịch vụ may đo quần áo mang nhãn hiệu HONDA chẳng hạn, người tiêu dùng không thể nhầm lẫn dịch vụ này là của tập đoàn HONDA và cũng không thể hiểu sai lệch là được HONDA cho phép. Nhưng vấn đề ở đây đó là sự lợi dụng uy tín và sự nổi tiếng của nhãn hiệu HONDA, mà điều này, thực chất đã gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu HONDA. Mục đích của việc bảo hộ NHNT không chỉ là ngăn ngừa hành vi sử dụng gây nhầm lẫn mà còn là ngăn ngừa hành vi sử dụng có thể làm tổn hại đến danh tiếng của NHNT. Do đó, quy định của Luật SHTT Việt Nam chưa đáp ứng được mục đích này.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)