Văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 56 - 57)

1. SONY 823 2 KEWPIE

2.2.3.1.Văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Hoa Kỳ

Khác với các quốc gia Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ chưa phải là thành viên của Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như một số các cam kết quốc tế khác về lĩnh vực này. Do vậy, về nguyên tắc Hoa Kỳ sẽ không chịu sự ràng buộc bởi các quy định của các điều ước quốc tế này. Điều này cũng có nghĩa rằng Hoa Kỳ sẽ không thể kế thừa và tận dụng được những thành tựu pháp lý quốc tế liên quan đến lĩnh vực này một cách chính thức như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về bảo hộ NHHH nói chung và NHNT nói riêng ở Hoa Kỳ hiện nay lại thật sự tỏ ra khá hoàn chỉnh và hiệu quả ở cả cấp độ liên bang lẫn tiểu bang.

Việc thực thi pháp luật về bảo hộ NHHH ở Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu dựa trên những quy định của Đạo luật NHHH năm 1946 mà nó còn được biết đến với tên gọi Đạo luật Lanham. Thế nhưng Đạo luật này lại không đề cập một cách cụ thể đến NHHH nổi tiếng. Đến năm 1995, Nghị viện Hoa Kỳ mới thông qua một Đạo luật mới, Đạo luật Liên bang về sự lu mờ NHHH (FTDA). Đạo luật này được ban hành nhằm bổ sung, sửa đổi Đạo luật về NHHH năm 1946, cụ thể là sửa đổi nội dung của Điều 43, quy định về sự đền bù hay bồi thường cho việc làm lu mờ đối với NHHH nổi tiếng. Đạo luật sửa đổi này đã mô tả các yếu tố để xác định một NHHH là phân biệt và nổi tiếng, đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về thuật ngữ "sự lu mờ" (dilution), theo đó, sự lu mờ sẽ được hiểu là việc làm giảm khả năng của NHHH nổi tiếng trong

việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn. Bằng việc đưa ra những quy định mới này, lần đầu tiên NHHH nổi tiếng được pháp điển hóa trong hệ thống lập pháp Hoa Kỳ.

Mặc dù có những sự khác biệt cơ bản so với hệ thống pháp luật Châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, nhưng đối với việc quy định nguyên tắc cơ bản điều chỉnh lĩnh vực này, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và Châu Âu lại có một điểm tương đồng, đó là sự ghi nhận nguyên tắc "quyền ưu tiên sử dụng" (first to use) một cách chính thức trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế lại không giống nhau. Nếu như trong hệ thống pháp luật Châu Âu, nguyên tắc "quyền ưu tiên sử dụng" được áp dụng trong sự kết hợp với nguyên tắc "quyền ưu tiên nộp đơn" (first to file) cùng với sự cân nhắc của Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác thì trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, nguyên tắc này lại phải được áp dụng trong sự xem xét, cân nhắc của Tòa án trên cơ sở các nguyên tắc chung của Luật công bằng (Equity). Điều này thật ra cũng dễ hiểu vì Hoa Kỳ là một quốc gia theo hệ thống Luật Chung (Commmon Law), và trong hệ thống này thì các nguyên tắc của Luật công bằng là một trong những nguyên tắc chủ đạo chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống pháp lý.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 56 - 57)