Người nào đã bắt đầu sử dụng một nhãn hiệu và làm cho mọi người biết rõ (nổi tiếng) rằng nhãn hiệu đó là của mình trước khi người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đó thì họ có quyền tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó.
Bắt đầu sử dụng Trở nên nổi tiếng
2.2.1.2. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng (Well- Known mark) - Nhãn hiệu rất nổi tiếng (Famous mark) hiệu rất nổi tiếng (Famous mark)
Điểm chung của hai loại nhãn hiệu này là chúng đều được nhiều người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên đối với nhãn hiệu rất nổi tiếng, số lượng người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, mức độ tin cậy cao hơn, còn đối với NHNT,
Đăng ký cơ bản: Nhóm 32: Bia Ông A Ông B Quyền tiếp tục sử dụng Nộp đơn Đăng ký
không hẳn toàn bộ đất nước Nhật Bản biết đến nhãn hiệu đó mà có thể chỉ một bộ phận ở một địa phương. Ở Nhật bản số lượng NHNT ít hơn so với các nhãn hiệu rất nổi tiếng. Về phạm vi quyền, có sự khác nhau giữa hai loại nhãn hiệu này ở chỗ: chủ sở hữu nhãn hiệu rất nổi tiếng được quyền đăng ký nhãn hiệu bảo vệ còn đối với NHNT thì ngược lại.
2.2.1.3. Các tiêu chí xác định NHNT ở Nhật Bản
Không có một điều khoản nào quy định các tiêu chí để xác định NHNT hay nhãn hiệu rất nổi tiếng trong pháp luật Nhật Bản mà việc xem xét một nhãn hiệu là nổi tiếng hay không dựa trên việc sử dụng thực tế nhãn hiệu trong từng trường hợp. Tuy nhiên, cách đây một thời gian dài, Cơ quan sang chế Nhật Bản cũng đã đưa ra cho các thẩm định viên bản hướng dẫn về các tiêu chí cơ bản để xác định NHNT. Nội dung của bản hướng dẫn này cũng tương tự với khuyến nghị của WIPO về xác định NHNT.
Theo đó, có năm tiêu chí để xem xét:
i. Hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng (mang nhãn hiệu) trên thực tế. ii. Thời gian sử dụng nhãn hiệu
iii.Doanh số bán hàng, sản lượng… iv.Quảng cáo
v. Báo chí, tạp chí, trang web.
Trên thực tế ở Nhật Bản, các chứng cứ chứng minh sự nổi tiếng, rất nổi tiếng của nhãn hiệu bao gồm:
. Giấy tờ giao dịch (vận đơn, hóa đơn, sổ sách kế toán.v.v.) . Các ấn phẩm (báo chí, tạp chí, tờ rơi v.v...)
. Xác nhận của doanh nghiệp quảng cáo, các tổ chức phát thanh truyền hình, các nhà xuất bản, các nhà in…
. Xác nhận của các đối tác thương mại . Xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền
(Cơ quan sở tại, các sứ quán nước ngoài ở Nhật Bản, phòng thương mại...) . Các bài báo, tạp chí, địa chỉ website
. Bài báo, kết quả khảo sát bằng câu hỏi
Ngoài ra, một số tài liệu khác cũng có thể là nguồn để chứng minh NHNT, nhãn hiệu rất nổi tiếng như: danh mục nhãn hiệu rất nổi tiếng (FAMOUS) ở Nhật Bản; NHNT (Well-Known) ở Nhật Bản được đưa vào cơ sở dữ liệu trong Thư viện điện tử về SHCN (IPDL), hay các tài liệu tham khảo được biên soạn bởi: Bundesverbrand der Deutchen Industrie. E. V (Hiệp hội Công nghiệp Liên bang Đức), INPI (Viện sở hữu công nghiệp quốc gia Pháp), Tổng cục công thương Trung Quốc…
Chúng ta có thể thấy rõ hơn kinh nghiệm thực tiễn trong việc chứng minh NHNT ở Nhật bản thông qua trường hợp nhãn hiệu "ELLE".
Số đăng ký cơ bản: Nhãn hiệu bảo vệ 1978527
Nhóm 16: các ấn phẩm Các nhóm từ 29 đến 33 Chứng cứ nào chứng tỏ NHNT
Người nộp đơn đã đưa ra các chứng cứ để chứng minh NHNT: i. Văn bản tuyên bố
ii. Sách nhỏ với tiêu đề "ELLE Brand business" iii. Trang bìa của số đầu tiên (1945)
iv. Trang bìa của số hiện hành (2005)
v. Sách nhỏ từ các doanh nghiệp in ấn (do bên thứ ba phát hành) vi. Các tạp chí do bên thứ ba công bố
vii. Danh sách các bên được cấp li-xăng nhãn hiệu ELLE viii.Các nội dung quảng cáo
ix. Catalog mô tả đặc điểm của hàng hóa mang nhãn hiệu "ELLE) x. Số lượng bản in và khu vực bán hàng
2.2.1.4. Kết quả của cuộc điều tra về danh mục nhãn hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản (theo tạp chí NIKKEI) ở Nhật Bản (theo tạp chí NIKKEI)
(a) Kết quả của cuộc điều tra đối với tất cả những người làm công việc kinh doanh và người tiêu dùng nói chung:
Company nameTotal score