VẤN ĐỀ QUYỀN ƢU TIÊN

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 85)

1. SONY 823 2 KEWPIE

3.7.VẤN ĐỀ QUYỀN ƢU TIÊN

Điều 90 và 91 Luật SHTT quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên. Tuy nhiên, đối với NHNT, các quy định này không có mấy ý nghĩa. Bởi lẽ theo quy định của pháp luật Việt Nam, NHNT được bảo hộ tự động, nghĩa là chủ sở hữu NHNT không cần đăng ký, nhãn hiệu vẫn được Cục SHTT bảo hộ một cách gián tiếp bằng việc không chấp nhận bảo hộ cho những nhãn hiệu có thể xâm phạm đến NHNT. Hoặc, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ cần chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng dựa theo các tiêu chí được quy định tại điều 75. Tuy vậy, đối với các nước không dành cho NHNT một sự bảo hộ tự động, quyền ưu tiên có vai trò lớn hơn. Ví dụ ở Trung Quốc, thông qua các quy định hiện hành của Luật NHHH và các quy định hướng dẫn thi hành Luật NHHH, lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận một cách chính thức NHHH nổi tiếng trong hệ thống pháp luật của họ dù rằng Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của công ước Paris từ rất sớm. Luật NHHH của Trung Quốc đã đưa ra một định nghĩa về NHHH nổi tiếng hơi khác so với các nước khác. Cụ thể, NHNT là NHHH được đăng ký mà nó có một bộ phận khách hàng thực tế và được coi là nổi tiếng trong bộ phận công chúng liên quan. Như vậy, một NHHH có thể là NHNT ở các nước khác nhưng chưa được đăng ký ở Trung Quốc thì sẽ không được xem là NHNT để được hưởng chế độ pháp lý về bảo hộ theo Luật NHHH của nước này.

KẾT LUẬN

Có thể nói, ở Việt Nam, về cơ bản chúng ta đã xây dựng được một hệ thống pháp luật về SHTT nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng khá phong phú và ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong một chừng mực nhất định hệ thống pháp luật của chúng ta đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của thực tiễn, cho dù những đóng góp đó còn quá nhỏ bé so với nhu cầu to lớn đang được đặt ra. Những quy định cụ thể liên quan đến NHHH, đặc biệt là đối với NHNT là còn rất thiếu, nếu không nói là hầu như chưa có gì đáng kể. Những quy định nói trên của pháp luật Việt Nam là không khác nhiều so với các quy định của pháp luật Châu Âu và Hoa Kỳ như đã phân tích ở các phần trước. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa rằng hệ thống pháp luật về bảo hộ NHHH nổi tiếng của chúng ta đã đủ hoàn chỉnh. Chúng ta cần phải nhận thấy một điều quan trọng là việc đánh giá hệ thống các quy định pháp luật này cần phải được đặt trong các yếu tố kinh tế - xã hội. Và nếu nhìn nhận từ góc độ đó, rõ ràng các quy định pháp luật của chúng ta hiện nay còn có rất nhiều vấn đề phải khắc phục, chẳng hạn như vấn đề liên quan đến tính hợp lý, tính khả thi, tính khoa học... Đối với công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung ở Việt Nam, việc tham khảo và tranh thủ các thành tựu pháp lý quốc tế và các nước là hết sức cần thiết. Trong đó, hệ thống pháp luật của Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ là những hệ thống pháp luật tiến bộ trên thế giới mà Việt Nam cần nghiên cứu học hỏi.

Từ việc tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ về bảo hộ NHNT ở trên, rõ ràng chúng ta nhận thấy pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHNT còn quá khiêm tốn. Nếu như ở Nhật Bản, vấn đề bảo hộ NHNT được đề cập rất rõ trong hai đạo luật là Luật nhãn hiệu Nhật Bản và Luật chống cạnh tranh không lành mạnh với các quy định cụ thể về cấm đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT (Điều 4-1-10, Điều 4-1-15,

Điều 4-1-19), các quy định mở rộng phạm vi quyền đối với NHNT (Điều 64), và quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc sử dụng trước; ở Châu Âu vấn đề bảo hộ NHNT được đề cập trong hai văn bản quan trọng là Quy chế của Hội đồng năm 1993, 40/94/EC, về NHHH Cộng đồng và Văn bản hướng dẫn đầu tiên năm 1988, 104/89/EEC, về hài hòa pháp luật về NHHH của các quốc gia; và ở Hoa Kỳ vấn đề bảo hộ NHNT được thể hiện trong Đạo luật Liên bang về sự lu mờ NHHH (FTDA)….thì ở Việt Nam, văn bản quan trọng nhất về SHTT là Luật SHTT 2005 cũng chỉ đề cập đến vấn đề NHNT một cách sơ sài trong một điều khoản là Điều 75 (Tiêu chí đánh giá NHNT), ngoài ra có một số quy định nằm rải rác trong các Nghị định hướng dẫn.

Không chỉ thiếu về số lượng, các quy định của Việt Nam về NHNT còn chưa rõ ràng nên rất khó trong việc áp dụng. Chẳng hạn như Điều 75 về các tiêu chí đánh giá NHNT, có tám tiêu chí được đặt ra nhưng chúng đều mang tính định tính: cần số lượng người tiêu dùng liên quan biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo là bao nhiêu? Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành là một số tỉnh hay trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam? Hay doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tối thiểu bao nhiêu là đủ?...Tất cả những yếu tố đó đều không được quy định rõ nên các thẩm định viên NHHH của Cục SHTT cũng rất khó khăn khi xem xét một nhãn hiệu có phải là NHNT hay không. Hơn nữa, các tiêu chí đánh giá NHNT cần dành phần chủ động cho các doanh nghiệp bằng cách quy định thêm rằng doanh nghiệp có thể đệ trình bất kỳ yếu tố nào của doanh nghiệp để chứng minh cho nhãn hiệu là nổi tiếng, Cục SHTT sẽ xem xét các yếu tố đó và quyết định.

So với hệ thống các tiêu chí xác định NHNT của các nước Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ đã phân tích ở trên, Điều 75 Luật SHTT của Việt Nam đưa ra một tiêu chí mà theo tôi rất đáng được ghi nhận đó là tiêu chí giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư

của nhãn hiệu. Song Việt Nam cũng nên tham khảo các tiêu chí đánh giá NHNT mà Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ quy định chẳng hạn cần bổ sung tiêu chí bản chất và mức độ của việc sử dụng NHHH giống hay tương tự của bên thứ ba như quy định trong pháp luật Hoa Kỳ.

Xét một cách tổng thể, Nhật Bản là nước có các quy định về NHNT một cách rõ ràng và đầy đủ nhất. Quy định về đăng ký nhãn hiệu bảo vệ chỉ có ở Luật nhãn hiệu Nhật Bản được xem là một quy định tiến bộ vì nó nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu NHNT. Thiết nghĩ, Việt Nam cũng nên bổ sung quy định này vào trong Luật SHTT 2005.

Ngoài ra, để hoàn thiện pháp luật thực thi quyền SHTT nói chung và quyền đối với NHNT nói riêng Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp như:

 Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền SHTT, quyền đối với NHNT trong pháp luật dân sự như: hoàn thiện các quy định về việc xác định các hành vi xâm phạm; nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về nhãn hiệu, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thực thi quyền SHTT một cách kịp thời và có hiệu quả, xác định rõ thẩm quyền vụ việc của Tòa án trong việc xét xử các tranh chấp về SHTT, bổ sung những quy định chi tiết về các chế tài đủ mạnh để chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT, NHNT, sớm ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần gây ra do các hành vi xâm phạm. Đối với trường hợp xâm phạm NHNT, cần sửa đổi hành vi xâm phạm là hành vi gây tổn hại đến tính phân biệt của NHNT.

 Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền SHTT, quyền đối với NHNT trong pháp luật dân sự như: hoàn thiện các quy định về việc xác định các hành vi xâm phạm; nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về nhãn hiệu, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thực thi quyền SHTT một cách kịp thời và có hiệu quả, xác định rõ thẩm quyền vụ việc của Tòa án trong việc xét xử các tranh chấp về SHTT, bổ sung những quy định chi tiết về các chế tài đủ mạnh để chống lại các hành vi xâm phạm quyền

SHTT, NHNT, sớm ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần gây ra do các hành vi xâm phạm. Đối với trường hợp xâm phạm NHNT, cần sửa đổi hành vi xâm phạm là hành vi gây tổn hại đến tính phân biệt của NHNT.

 Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền SHTT trong pháp luật hình sự, cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan việc xét xử các vụ án hình sự về xâm phạm quyền SHTT cũng như là NHNT. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, về lâu dài Việt Nam cũng cần phải thay đổi cách nhìn và nên đi theo xu hướng chung, đó là việc đưa các vụ tranh chấp, xâm phạm về Toà án để giải quyết theo đúng bản chất dân sự của nó. Có thế Việt Nam mới thật sự hội nhập trong cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam (Trang 85)