Cam kết ở phương thức hiện diện thể nhân

Một phần của tài liệu Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO (Trang 48)

Về phương thức cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện của thể nhân, Việt Nam không đưa ra bất kỳ cam kết nào về hạn chế tiếp cận thị

trường, ngoại trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân thuộc các nhóm sau:

- Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (tức là di chuyển từ doanh nghiệp nuớc ngoài ở nước ngoài tới hiện diện thương mại tại Việt Nam): các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại này và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 1năm thì được phép nhập cảnh và lưu trú trong thời gian ban đầu là 3năm và sau đó có thể được gia hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của các hiện diện thương mại. - Trường hợp các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà người Việt Nam không thể thay thế, không phải di chuyển nội bộ từ doanh nghiệp ở nước ngoài sang hiện diện thương mại tại Việt Nam, mà được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam với mục đích thực hiện các công việc của hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam thì được phép nhập cảnh và lưu trú theo thời hạn của hợp đồng lao động có liên quan hoặc trong một thời gian lưu trú ban đầu là 3năm tùy thời hạn nào ngắn hơn, và sau đó có thể được gia hạn tùy thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động giữa họ với hiện diện thương mại này.

- Truờng hợp những người chào bán dịch vụ thì thời gian lưu trú không quá 90ngày. Đối tượng này là những người không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với hai điều kiện: (i) không bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và (ii) người chào bán không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.

- Trường hợp những người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại thời hạn lưu trú là không quá 90 ngày. Những đối tượng này là các nhà quản lý và giám đốc điều hành của một pháp nhân, chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại của một nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên WTO tại Việt Nam, với điều kiện: (i) không tham gia trực tiếp vào công việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ; và (ii) nhà cung cấp dịch vụ đó có địa bàn kinh doanh chính tại lãnh thổ của một nước thành viên WTO không phải Việt Nam và chưa có bất kỳ hiện diện thương mại nào khác ở Việt Nam. - Trường hợp đối tượng là nhân viên làm việc cho các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: các thể nhân làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam có thể nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời hạn 90 ngày hoặc theo thời hạn hợp đồng, tùy thuộc thời hạn nào ngắn hơn. Việc nhập cảnh chỉ để cung cấp các dịch vụ máy tính và dịch vụ liên quan đến máy tính và dịch vụ tư vấn kỹ thuật, như vậy dịch vụ logistics không thuộc phạm vi được áp dụng.

Cơ chế pháp lý của Việt Nam điều chỉnh vấn đề người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ghi nhận tại một số văn bản như: Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật đầu tư; Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000… Nhìn chung các quy định này chưa đáp ứng yêu cầu của GATS và còn xung đột lẫn nhau. Điều 7 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định có 2 loại thị thực nhập cảnh là thị thực 1 lần và thị thực nhiều lần, thời hạn tối đa của thị thực là 12 tháng và không được gia

hạn. Điều 44 của Luật Đầu tư lại ghi nhận: “Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, chuyên gia và lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc thường xuyên trong dự án đầu tư tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh nhiều lần. Thời hạn của thị thực tối

đa là năm năm cho mỗi lần cấp”. Điều 15.3 Pháp lệnh còn xác nhận: người

nước ngoài cư trú tạm thời trong vòng 1 năm hoặc hơn sẽ được cấp thẻ cư trú tạm thời bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, thẻ này có giá trị từ 1 đến 3 năm, người mang thẻ được miễn thị thực nhập cảnh trong thời gian hiệu lực của thẻ.

2.3. Cam kết của Việt Nam trong các ngành dịch vụ logistics cụ thể Trong số các cam kết mở cửa thị trường đối với 4 phương thức cung cấp dịch vụ, nhìn chung các cam kết của Việt Nam trong từng lĩnh vực logistics đối với phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ là giống nhau. Với phương thức này, ở tất cả các lĩnh vực logistics Việt Nam đều không đưa ra hạn chế nào về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia. Điều này dễ hiểu, bởi vì bản chất là tiêu dùng ngoài lãnh thổ, tức là sự tiêu dùng dịch vụ trên lãnh thổ nước ngoài của cá nhân, các doanh nghiệp Việt Nam, và việc tiêu dùng này rất khó hạn chế vì việc hạn chế có thể xâm phạm tới quyền tự do công dân và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, và nhiều khi việc sử dụng dịch vụ tại nước ngoài là tất yếu và không có sự lựa chọn nào khác. Ví dụ: nhà nước không thể đặt ra các quy định về việc cấm các cá nhân đi du lịch nước ngoài, thay vì đó phải đi du lịch trong nước; hoặc không thể hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ bốc xếp tại các cảng chuyển tải khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chuyển tải tại các cảng đó trên đường tới cảng đích.

Trái ngược với phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ, ở phương thức hiện diện thể nhân, Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế đối xử quốc gia nào trong các ngành dịch vụ logistics, tức là trong tương lai Việt Nam có quyền áp đặt những biện pháp hạn chế liên quan đến sự di chuyển của cá nhân cung cấp dịch vụ logistics mà không bị coi là vi phạm quy định của GATS và WTO miễn là những biện pháp này

tuân thủ các cam kết trong phần chung.. Đối chiếu với các cam kết trong phần chung, có thể nói kết quả trên là một thuận lợi rất lớn cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam, vì thực tế trong phần chung Việt Nam cũng chưa cam kết gì ngoại trừ việc đưa ra các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân thuộc một vài đối tượng nhất định như: người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, người chào bán dịch vụ, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng... Những đối tượng này, ngoại trừ người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, đều không được phép trực tiếp cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, nhưng ngay cả với đối tượng là người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, các dịch vụ logistics không thuộc danh mục dịch vụ được cam kết.

Do đó, những phân tích về hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế đối xử quốc gia của từng lĩnh vực logistics dưới đây sẽ chỉ đề cập đến hai phương thức cung cấp dịch vụ còn lại là phương thức cung cấp qua biên giới và phương thức hiện diện thương mại, theo trình tự xuất hiện nhu cầu logistics của doanh nghiệp.

Như đã phân tích trong chương 1, bài toán hiệu quả kinh doanh luôn đặt ra với hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trước kia, để giải quyết vấn đề lợi nhuận, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng cách cắt giảm chi phí đầu vào và gia tăng nguồn thu thông qua việc sử dụng các biện pháp cổ điển như: bóc lột sức lao động của công nhân, tạo ra các cơ chế độc quyền sản xuất và phân phối hàng hóa... Cùng với sự phát triển của lịch sử, toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt hơn, cạnh tranh không chỉ xuất hiện ở trong nước mà còn xuất phát từ những doanh nghiệp tại nhiều quốc gia khác. Lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên dần trở nên không còn tác dụng, các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt, và quan trọng là người mua hàng trở nên “khó tính” hơn do có nhiều cơ hội

chọn lựa vì có quá nhiều các nhà cung cấp sản phẩm tương tự, tất cả những yếu tố này dẫn các doanh nghiệp đến việc phải tìm những công cụ cạnh tranh mới hiệu quả để có được chỗ đứng trên thị trường. Với những thành tựu của khoa học kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và sự liên kết ràng buộc nhiều hơn giữa các quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp nhận thấy rằng trong sản xuất việc hợp lý hóa chu trình tìm kiếm - thu mua - lưu chuyển nguyên nhiên liệu, lưu kho và phân phối hàng hóa, hiệu suất và thời gian giao hàng chính là những yếu tố sống còn cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Đây chính là logistics. Tự bản thân doanh nghiệp cũng có thể thực hiện logistics, nhưng phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện ngành dịch vụ này với tính chuyên môn hóa và hiệu quả hơn, theo đó các doanh nghiệp sản xuất tập trung mọi nguồn lực cho nhiệm vụ chính, các công việc còn lại từ giai đoạn thu mua nguyên liệu, vận chuyển, lưu kho... phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng sẽ thuê bên ngoài từ các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Mức độ và phạm vi tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi logistics tùy thuộc vào khả năng và tiềm lực của họ, vào tính chất ngành sản xuất cũng như các yếu tố thuộc về điều kiện kinh doanh của người thuê dịch vụ.

Để có 1 thành phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người tiêu dùng, yêu cầu trước tiên đó là phải có nguyên vật liệu sản xuất nên sản phẩm đó. Nguyên vật liệu này có thể do bản thân doanh nghiệp sản xuất ra và cũng có thể phải mua từ các nhà cung cấp. Với những nhà cung cấp có khoảng cách địa lý xa, nhất là trong thời đại hiện nay khi các doanh nghiệp có nguồn cung từ khắp nơi trên toàn cầu để tận dụng lợi thế về giá nhân công và các nguồn tài nguyên khác, xuất hiện nhu cầu vận chuyển nguyên nhiên liệu từ nơi nó được sản xuất đến nơi nó sẽ được sử dụng làm yếu tố đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm khác. Nhu cầu vận tải còn được đặt ra khi hàng hóa thành

phẩm đã sản xuất cần phải được đưa đến các kênh phân phối và tới tay người tiêu dùng. Không có vận tải thì sẽ không thể có nền sản xuất hàng hóa, và xã hội càng phát triển thì yêu cầu đặt ra với vận tải về tính chính xác thời gian và địa điểm ngày càng cao. Vận tải có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức: đường biển, đường bộ, đường không, đường sắt..., hoặc kết hợp giữa các phương thức với nhau. Dịch vụ vận tải – một yếu tố cơ bản của logistics – cũng là phân đoạn thị trường quan trọng mà Việt Nam cam kết mở cửa khi gia nhập WTO

2.3.1 Các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ logistics liên quan đến vận tải

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, theo pháp luật Việt Nam, bao gồm: (i) vận tải hàng hải; (ii) vận tải thủy nội địa; (iii) vận tải hàng không; (iv) vận tải đường sắt; (v) vận tải đường bộ; (vi) vận tải đường ống. Ngoại trừ vận tải đường ống Việt Nam không đưa vào danh mục các dịch vụ cam kết mở cửa thị trường, các hình thức vận tải còn lại đều tùy theo tầm quan trọng và khả năng cung ứng của nhà cung cấp trong nước mà cam kết với các mức độ khác nhau. Các phân tích dưới đây chủ yếu tập trung vào dịch vụ vận tải biển do tầm quan trọng của nó với nền kinh tế, và dịch vụ vận tải hàng không do có một số đặc thù trong cam kết xuất phát từ các quy định chung của GATS, còn các dịch vụ vận tải khác nhìn chung các cam kết của Việt Nam là tương đối giống nhau.

2.3.1.1 Dịch vụ vận tải biển hàng hóa và hành khách (không gồm vận tải biển nội địa)

Dịch vụ vận tải biển vốn là phương thức vận chuyển quan trọng và chiếm sản lượng lớn trong vận chuyển hàng hóa của đất nước có chiều dài bờ biển lớn như Việt Nam, cho nên các cam kết được ghi nhận cũng khá chi tiết và chặt chẽ, có tính đến tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Chúng ta đã loại trừ sự tiếp cận thị trường vận

tải biển nội địa của các doanh nghiệp nước ngoài, vốn là thế mạnh và nguồn thu lớn của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, bằng cách không đưa vào trong danh mục các dịch vụ sẽ mở cửa thị trường.

Các cam kết về hạn chế tiếp cận thị trường:

- Phương thức cung cấp qua biên giới: chưa cam kết, ngoại trừ không hạn chế đối với vận tải hàng hóa quốc tế. Điều này có nghĩa, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế ở nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ này cho các chủ thể có nhu cầu tại Việt Nam mà không bị bất kỳ cản trở nào từ phía chính phủ Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Đây là sự thiệt thòi khá lớn cho các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam do sức cạnh tranh và tiềm lực còn yếu, chưa thể so sánh được với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Mặc dầu vậy, nó cũng phù hợp với đặc thù của ngành vận tải biển quốc tế cũng như hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam, do ngành dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế trên thế giới đã có từ lâu đời, các hãng vận tải biển lớn trên thế giới đa phần đều đã có đặt đại lý của mình tại Việt Nam, và thông qua đại lý này thực hiện các yêu cầu về vận chuyển hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Phương thức hiện diện thương mại: Việt Nam đưa ra một số hạn chế như

sau:

+ Hạn chế ngành: kể từ khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện 5 loại hoạt động dưới đây:

(i) Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ

(ii) Đại diện cho chủ hàng

(iv) Chuẩn bị tài liệu liên quan đến chứng từ vận tải, bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển

(v) Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp.

Sau 5năm kể từ khi gia nhập, cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này thực hiện thêm hai hình thức :

(vi) Thay mặt công ty vận tải biển nước ngoài tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu

(vii) Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty nước ngoài vận chuyển

+ Hạn chế về hình thức pháp lý kết hợp với hạn chế ngành khác:

Chỉ cho phép thành lập công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam (vận tải biển là hoạt động chính) kể từ ngày 11/1/2009 dưới hình thức liên

Một phần của tài liệu Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)