Cam kết ở phương thức hiện diện thương mại

Một phần của tài liệu Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO (Trang 45)

Đối với phương thức cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại này, Việt Nam không đặt ra hạn chế về tiếp cận thị trường nào ngoại trừ một số những điểm đã xác định sau đây:

Thứ nhất, về hình thức hiện diện thương mại, nếu không có các quy định cụ thể khác biệt tại phần còn lại của Biểu cam kết, các doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập: văn phòng đại diện, hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại du lịch nhưng không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp. Còn hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký giữa hai hay nhiều bên (trong đó ít nhất một bên phải là pháp nhân Việt Nam và một bên phải là pháp nhân nước ngoài) để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, trong đó quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh của

mỗi bên mà không thành lập pháp nhân. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là những pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam với số vốn ban đầu hoặc không có sự tham gia đóng góp của phía Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) hoặc có sự tham gia đóng góp của phía Việt Nam với tỷ lệ nhất định (doanh nghiệp liên doanh). So sánh với các cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO thì có thể nói cam kết của Việt Nam khá tương dồng, nhưng Trung Quốc cho phép thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của mình, trong khi đó Việt Nam chưa cam kết cho phép việc thành lập các chi nhánh [9].

Cơ chế pháp lý của Việt Nam liên quan đến hình thức hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài được ghi nhận tại Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại… Theo quy định tại Luật đầu tư, các hình thức đầu tư có thể là trực tiếp và gián tiếp, theo đó trực tiếp có thể dưới dạng liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hợp đồng BOT… và các hình thức trực tiếp khác. Như vậy về nguyên tắc, các hình thức đầu tư quy định tại Luật đầu tư phù hợp với quy định về hình thức thành lập hiện diện thương mại theo cam kết của Việt Nam với WTO.

Thứ hai, về vấn đề liên quan đến góp vốn và tỷ lệ góp vốn, Việt Nam cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép góp vốn dưới hình thức mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng giới hạn tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong 1doanh nghiệp Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ những trường hợp luật pháp hay cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. Một năm sau khi gia nhập, mức hạn chế 30% cổ phần nước ngoài nắm giữ này sẽ được bãi bỏ, ngoại trừ đối với việc mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần và những lĩnh vực mà Việt Nam không cam kết tại Biểu

cam kết. Với các ngành và phân ngành khác đã cam kết trong Biểu cam kết, mức cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khi mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam phải phù hợp với các hạn chế về tỷ lệ tham gia vốn của nước ngoài được quy định trong các ngành và phân ngành đó, bao gồm cả hạn chế dưới dạng thời gian chuyển đổi (nếu có). So sánh với cơ chế pháp lý trong nước, cụ thể là Luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, đầu tư nước ngoài có thể thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoặc mua trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác thông qua các tổ chức tài chính trung gian, như vậy quy định này hoàn toàn phù hợp với các cam kết nói trên. Khác với Việt Nam, Trung Quốc không quy định mức trần nhưng lại quy định 25% là mức giới hạn thấp nhất mà các doanh nghiệp nước ngoài phải đóng góp trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, nếu xét trong phạm vi hẹp này thì sự mở cửa thị trường của Trung Quốc mạnh dạn hơn và thông thoáng hơn, do Trung Quốc quan niệm cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài càng nhiều càng tốt [9]. Một số nghiên cứu gần đây [16] chỉ ra rằng, sự e dè trong việc mở cửa thị trường dịch vụ có thể gây ra những tổn thất lớn hơn cho toàn bộ nền kinh tế so với việc tự do hóa mạnh mẽ. Việc không cho phép thành lập các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế nhiều việc chuyển giao công nghệ. Các hình thức liên doanh, đặc biệt là các liên doanh với yêu cầu vốn góp của phía nước ngoài nhỏ hơn 50%, ít tạo ra được động lực cho các công ty nước ngoài đầu tư các công nghệ mới nhất cũng như đưa các kỹ năng quản lý tốt nhất vào liên doanh.

Thứ ba, Việt Nam ghi nhận quyền được thuê đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của mình, với thời hạn phù hợp với thời hạn hoạt động của doanh nghiệp ghi nhận trong giấy phép đầu tư (giấy chứng nhận đầu tư). Thời hạn thuê đất có thể được gia hạn bởi cơ

quan nhà nước có thẩm quyền, mặc dầu vậy Việt Nam lại quy định thời hạn hoạt động tối đa của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, điều 52 Luật Đầu

tư 2005 quy định: “Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm”. Tương tự, nhưng cụ thể hơn, Trung Quốc có

một số giới hạn trần về thời hạn thuê đất như 70 năm cho các dự án xây dựng chung cư/khu đô thị; 40 năm cho các dự án thương mại du lịch và giải trí, 50 năm cho các loại dự án khác [9].

Cũng đối với phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam cam kết không hạn chế đối xử quốc gia, ngoại trừ một số trường hợp như các khoản trợ cấp có thể chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, nghĩa là các pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc một vùng của Việt Nam. Việc dành trợ cấp 1lần để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa không bị coi là vi phạm cam kết này. Việt Nam chưa cam kết đối với các khoản trợ cấp dành cho nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục và nghe nhìn, đồng thời cũng chưa cam kết đối với các khoản trợ cấp nhằm nâng cao phúc lợi và tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số. Như vậy về cơ bản thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước kinh doanh dịch vụ logistics đều có cơ hội cạnh tranh bình đẳng vói nhau, tuy nhiên Việt Nam có thể dành một số khoản trợ cấp cho việc thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, hoặc tạo điều kiện về tài chính cho các dự án kinh doanh dịch vụ logistics có sử dụng lao động là đồng bào thiểu số.

Một phần của tài liệu Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO (Trang 45)