Các nguyên tắc tự do hóa cụ thể: Tiếp cận thị trường và Đối xử quốc

Một phần của tài liệu Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO (Trang 42)

Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được tiến hành theo các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) như phân tích ở trên. Dựa trên những nguyên tắc này, các quốc gia hay vùng lãnh thổ chưa là Thành viên WTO tiến hành đàm phán mở cửa thị trường với các Thành viên WTO với kết quả là một Danh mục các cam kết. Mức độ tiếp cận thị trường dịch vụ thể hiện trong danh mục là kết quả của việc áp dụng hai nguyên tắc quan trọng của GATS, đó là nguyên tắc tiếp cận thị trường và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Các cam kết của từng nước Thành viên chỉ rõ hai nguyên tắc này được thực thi như thế nào trên lãnh thổ nước mình.

Nguyên tắc tiếp cận thị trường, được phát biểu như sau: “ Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại điều I, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể” (khoản 1 điều XVI). Quy định này ngăn chặn những trở

ngại đối với việc tiếp cận thị trường và đảm bảo rằng những điều kiện được ghi nhận tại Danh mục cam kết là mức tối thiểu được áp dụng cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Các lĩnh vực dịch vụ thường được điều tiết bởi các chế độ quy định phức tạp, hiện trạng này tương đối khác với tình trạng của hàng hoá tức là các mức thuế quan đơn giản là công cụ bảo hộ chủ yếu. Không giống Hiệp định GATT đối với hàng hoá, Hiệp định GATS không đưa ra nghĩa vụ chung về việc dành quyền tiếp cận thị trường cho bất kỳ ai theo cả bốn phương thức cung cấp. Việc tiếp cận thị trường theo một cách thức nào đó sẽ tuỳ thuộc vào các cam kết cụ thể mô tả trong cột "Tiếp cận thị trường" tại danh mục cam kết của quốc gia. Trong trường hợp này, một Thành viên có quyền đặt ra một số hạn chế về tiếp cận thị trường. Điều khoản tiếp cận thị trường trong Biểu cam kết liệt kê một danh sách đầy đủ và ngắn gọn các hạn chế như vậy, và tất cả các biện pháp mà các Thành viên đang và sẽ áp dụng phải nằm trong giới hạn đã xác định đó. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm: (i) hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; (ii) hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch hoặc tài sản; (iii) hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp; (iv) hạn chế về số lượng lao động; (v) hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp; (vi) hạn chế góp vốn của nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hẹp. Một nước sẽ được coi là cho phép tiếp cận thị trường hoàn toàn nếu như không sử dụng tới quyền được áp dụng bất kỳ hạn chế nào nêu trên.

Ngoài nguyên tắc tiếp cận thị trường, GATS còn ghi nhận một nguyên tắc quan trọng nữa, đó là nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT). Trong phạm vi một thị trường, đãi ngộ quốc gia trong Hiệp định GATS chủ yếu hàm chứa ý nghĩa không phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và trong nước. So với nghĩa vụ này trong thương mại hàng hoá theo GATT, hình thức Đãi ngộ quốc gia của GATS còn sâu rộng hơn vì ngoài việc áp dụng với dịch vụ, nó còn bao trùm cả vấn đề người cung cấp dịch vụ. Khoản 1 điều XVII Hiệp

định GATS quy định: “ Trong những lĩnh vực được nêu trong danh mục cam kết, tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của mình”. Tuy nhiên,

cam kết về đối xử quốc gia vẫn được coi là tuân thủ cho dù dịch vụ / nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được đối xử theo cách không hoàn toàn giống với dịch vụ/ nhà cung cấp dịch vụ trong nước nhưng cơ hội cạnh tranh dành

cho họ là như nhau, theo khoản 2 và 3 điều XVII: “Một Thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành viên nào khác một sự đối xử tương tự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà thành viên đó dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình”. Điều này

rất quan trọng, vì có quan niệm sai lầm áp dụng nguyên khái niệm của quy chế MFN cho quy chế NT, cho rằng các biện pháp áp dụng với dịch vụ/ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải tương tự với trong nước. Pháp luật Việt Nam về quy chế NT cũng được khá nhiều văn bản ghi nhận, cụ thể nhất là Pháp lệnh về MFN và NT. Định nghĩa về NT tại Pháp lệnh có sự khác biệt với GATS khi tập trung chủ yếu vào sự đối xử, còn GATS thì quan niệm rộng hơn khi đề cập đến cả điều kiện và cơ hội cạnh tranh.

Ngoài hai nguyên tắc là tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia, GATS

còn dự phòng khi quy định các cam kết bổ sung. Điều XVIII: “ Các thành viên có thể đàm phán những cam kết về các biện pháp có tác động tới thương mại dịch vụ không thuộc phạm vi danh mục nêu tại điều XVI và XVII, kể cả các cam kết về tiêu chuẩn chuyên môn, chuẩn mực hoặc những vấn đề

liên quan tới cấp phép. Những cam kết đó được ghi vào danh mục cam kết của mỗi thành viên”

Một phần của tài liệu Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)