Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ bốc xếp

Một phần của tài liệu Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO (Trang 64)

Luôn song hành cùng nhu cầu vận tải, đó là nhu cầu bốc xếp, bởi vì bản thân nguyên liệu, hàng hóa không thể tự đặt mình lên các phương tiện vận tải, do đó cần phải có tác nghiệp bốc xếp do con người thực hiện cùng

các phương tiện hỗ trợ. Hoạt động bốc xếp có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào của chuỗi logistics: tại nơi sản xuất, nơi thay đổi phương tiện vận tải, tại kho hàng…, và ngay cả khi giao hàng cho khách hàng thì cũng cần phải bốc xếp. Tương tự như vận tải, bốc xếp là hoạt động không thể thiếu trong logistics. Do tính chất của hàng hóa mà bốc xếp được phân loại thành bốc xếp hàng rời (bulk) như gạo, phân bón, sắt thép… và bốc xếp hàng container (hàng hóa đóng trong các container)

Với WTO, Việt Nam không mở cửa thị trường với tất cả các hình thức dịch vụ bốc xếp. Bốc xếp hàng rời, vốn là những mặt hàng phổ biến và có sản lượng lớn thông qua các cảng tại một nước nông nghiệp có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, không có trong danh mục cam kết mở cửa thị trường. Ngay cả đối với bốc xếp container, Việt Nam cũng loại trừ lĩnh vực bốc xếp container tại các sân bay khỏi danh mục cam kết. Đây là một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bốc xếp trong nước, khi chỉ phải cạnh tranh trên một phân đoạn thị trường nhỏ, mặc dầu vậy cuộc cách mạng container trong vận tải đang dần làm thay đổi các dịch vụ liên quan, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng container ngày càng nhiều lên, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích lũy kinh nghiệm và nguồn lực để thích nghi với xu hướng mới khi thị trường bốc xếp container đã phải mở cửa cho nhà cung cấp nước ngoài.

Với dịch vụ này, Việt Nam chưa cam kết với phương thức cung cấp qua biên giới vì không khả thi, do đặc thù dịch vụ không thể thực hiện gián tiếp, còn với phương thức hiện diện thương mại chỉ đưa ra hạn chế tiếp cận thị trường thông qua việc quy định từ ngày gia nhập, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được thành lập liên doanh tại Việt Nam với tỷ lệ góp vốn không quá 50%. Không có hạn chế đối xử quốc gia nào tại phương thức hiện diện thương mại.

Cơ chế pháp lý của Việt Nam đối với dịch vụ bốc xếp được ghi nhận tại một số văn bản, cho dù không ghi nhận cụ thể và chi tiết loại hình dịch vụ này, bao gồm: Luật thương mại, Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, Thông tư liên tịch số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển Việt Nam… Về lộ trình mở cửa thị trường, không có quy định pháp lý nào vi phạm các cam kết với WTO, nhưng cũng còn một số bất hợp lý cần sửa đổi. Mục V.2 Thông tư liên tịch số 08/2004/TTLT – BTM-BTC-BGTVT ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển Việt Nam quy

định: “Nếu container trung chuyển bị đổ, vỡ, hư hỏng và theo yêu cầu của người chủ sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của người chủ sở hữu thì số hàng hoá đóng trong container trung chuyển này được bán, tặng hoặc tiêu huỷ tại Việt Nam”. Sự bất hợp lý thể hiện ở hai điểm: thứ nhất, có thể quyền sở hữu

hàng hóa đã được chuyển nhượng cho nhiều người thông qua việc chuyển nhượng vận đơn nếu trên vận đơn không ghi đích danh người nhận, mà điều này thường xuyên xảy ra trong quan hệ thương mại quốc tế, và như thế không dễ dàng để xác định chủ sở hữu thật sự, hơn nữa việc thông báo hay ủy quyền của chủ sở hữu là khó thực hiện; thứ hai, người vận chuyển có trách nhiệm bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, nếu hư hỏng mất mát phải bồi thường cho chủ sở hữu. Như vậy, nếu hàng hóa trung chuyển hư hỏng, người vận chuyển sẽ là người có quyền yêu cầu, sau đó họ có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu thực sự của hàng hóa. Một trong số các điều kiện để kinh doanh dịch vụ bốc xếp quy đinh tại điều 5 Nghị định

140/NĐ-CP là “có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu”, quy định này

Một phần của tài liệu Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO (Trang 64)