Dư nợ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 53)

2. Thực trạng quản lý RRTD tại Vietinbank – Chi nhánh Nhị Chiểu

2.1.1Dư nợ của Ngân hàng

Nhìn chung, tình hình dư nợ của chi nhánh gia tăng qua các năm trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và biến động qua từng thời kỳ, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm

2009 2010Năm 2011Năm 2010/2009So sánh So sánh 2011/2010

Giá trị Giá trị Giá trị Giá

trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay 887 900 1388 13 1.47% 488 54.22% Dư nợ ngắn hạn 597 623 924 26 4.36% 301 48.31% Dư nợ trung- dài hạn 290 277 464 -13 -4.48% 187 67.51% (Nguồn: NH TMCP VN CT CN Nhị Chiểu) 35.917 47.359 85.150 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lợi nhuận thực hiện

Nhận xét:

Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 597 tỷ đồng chiếm 67,31% tổng dư nợ cho vay; năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 623 tỷ đồng chiếm 69,22% tổng dư nợ cho vay và tăng 26 tỷ đồng so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 924 tỷ đồng chiếm 66,57% tổng dư nợ cho vay, tăng 301 tỷ đồng so với năm 2010.

Dư nợ trung- dài hạn của chi nhánh năm 2009 đạt 290 tỷ đồng, chiếm 32,69% tổng dư nợ cho vay; năm 2010, dư nợ trung- dài hạn của chi nhánh đạt 277 tỷ đồng, chiếm 30,78% tổng dư nợ cho vay, giảm 13 tỷ đồng so với năm 2009; năm 2011, dư nợ trung- dài hạn của chi nhánh đạt 464 tỷ đồng, chiếm 33,43% tổng dư nợ cho vay, tăng 187 tỷ đồng so với năm trước.

Tình hình dư nợ của chi nhánh gia tăng qua các năm trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Do mục đích của KH khi đến vay vốn tại chi nhánh nhằm bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh như: đối với DN lớn thì vay dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh,…; đối với DN vừa và nhỏ thì KH thường vay để bổ sung vốn kinh doanh; các cá nhân trên địa bàn thì thường vay để mua sắm, xây dựng nhà cửa hoặc mua xe trả góp… Về vốn vay trung và dài hạn chủ yếu cho KH vay nhằm mở rộng các DA, đầu tư vào tài sản cố định, DA mới, vay để sửa chữa nhà ở… Năm 2011 vừa qua mặc dù tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động phức tạp, lãi suất thị trường liên tục thay đổi; NH phải chịu nhiều chi phí hơn trong thẩm định DA cũng như quản lý các khoản vay lớn… tuy nhiên, dư nợ trung- dài hạn tại chi nhánh vẫn tăng (+67, 51% so với năm trước), đạt 108, 92% kế hoạch 2011. Đây được xem là thành công của chi nhánh trong việc tìm kiếm các DA, khách hàng mới, mặt khác do việc giải ngân các DA lớn trong những năm trước đó. Điều này cho thấy Chi nhánh đã và đang có những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 53)