Vài nét khái quát về Vietinbank – Chi nhánh Nhị Chiểu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 43)

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank – Chi nhánh Nhị Chiểu

1.1.1 Chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu tỉnh Hải Dương

Tiền thân của chi nhánh ngân hàng công thương Nhị Chiểu được thành lập vào năm 1988 do sự sát nhập giữa Ngân hàng Đầu tư và phát triển với ngân hàng Nhà nước khu vực Nhị Chiểu trực thuộc ngân hàng Công thương tỉnh Hải Dương. Năm 2006 được ngân hàng công thương Việt Nam quyết định nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng công thương Hải Dương lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam

Nhiệm vụ chính là thực hiện công tác chuyên môn kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Khi mới được thành lập, cơ sở vật chất của ngân hàng còn nhiều thiếu thốn. Trụ sở chi nhánh chỉ diện tích chưa đầy 50m2. Biên chế cán bộ làm việc có 14 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo chi điếm, còn lại là cán bộ nghiệp vụ hành chính. Bộ máy hoạt động gồm có ban lãnh đạo, phòng tín dụng, phòng kế toán giao dịch(bao gồm cả bộ phận quỹ nghiệp vụ) phòng hành chính .

Giai 5 năm chuyển đổi mô hình hoạt động (1988- 1993): Khi chuyển đổi mô hình hoạt động, với chức năng của một Ngân hàng chuyên doanh, tổ chức chi nhánh NHCT Nhị Chiểu trực thuộc chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hải Dương. Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu lúc này chưa thoát khỏi cơ chế cũ bởi hoạt động thu chi ngân sách vẫn còn tồn tại và hoạt động song song với chức năng kinh doanh trong nội bộ ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn: tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế lao động quá đông, trình độ cán bộ còn nhiều yếu kém không đủ sức đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế và đổi mới hoạt động Ngân hàng. Quy mô nguồn vốn thấp chỉ có 8.874 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế mới chỉ đạt con số 4980 triệu đồng.

Thời kỳ này hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn gặp nhiêu khó khăn do chưa tách bạch giữa chức năng kinh doanh với nhiệm vụ thu chi hộ ngân sách Nhà nước. Hoạt động tín dụng cũng vấp phải những sai lầm nghiệm trọng trong bước đầu trải nghiệm cơ chế thị trường, do nôn nóng đổi mới, do hệ thống luật pháp chưa đầu đủ, chưa thích ứng được với yêu cầu đổi mới, do trình độ cán bộ còn non kém, không có kiến thức về lĩnh vực kinh tế thị trường. Một sai lầm nghiêm trọng mà chi nhán Ngân hàng công thương Nhị Chiểu nói riêng và một số chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng công thương nói chung là đã vấp phải trong dòng xoáy của quá trình đổi mới đó là sự đổ bể của hoạt động tín dụng công đoàn, với hình thức huy đông vốn của đoàn viên và cho đoàn viên vay vốn để để phát triển kinh tế gia đình.

Với bài học kinh nghiệm và những mất mát của 5 năm đầu khảo nghiệm trong sự nghiệp đổi mới hoạt động. Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã ý thức được vị trí vai trò của mình trong hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh đã chủ động sắp xếp lại bộ máy, mạnh dạn bổ nhiệm đề bạt cán bộ trẻ có năng lực có trình độ, nhanh nhạy với thực tế để thay thế cho lớp cán bộ lớn tuổi, lâu năm, trình độ và khả năng không phù hợp với cơ chế điều hành mới. Với quyết tâm đổi mới, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Nhị Chiểu trong 20 năm qua (1994-2012) đã thành đạt, trở thành một trong những chi nhánh có nhiều đóng góp cho hệ thống NHCT tỉnh Hải Dương và cả hệ thống NHCT .

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện một số nội dung thuộc chức năng quản lý về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, và trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng theo sự ủy quyền của Ngân hàng cấp trên. Tổ chức huy động vốn của mọi tổ chức và tâng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng. Được nhận các nguồn đóng góp tự nguyện không có lãi và các tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp

hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước, cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán, thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không tiền mặt. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh,…

Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Chi nhánh:

• Làm đầu mối tổ chức phổ biến, hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng tren địa bàn được phân công.

• Yêu cầu tổ chức tín dụng và tổ chức có hoạt động ngân hàng trên địa bàn báo cáo, cung cấp tài liệu, số liệu theo quy định của Thống đốc và các yêu cầu đột xuất của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để thực thi nhiệm vụ của mình.

• Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, phân tích và dự báo kinh tế có liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh; có ý kiến tham gia với cấp ủy, chính quyền thành phố trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương khi được yêu cầu.

• Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cà các dịch vụ ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bµn.

• Thực hiện các nghiệp vụ cà biện pháp quản lý Nhà nước về ngoại hối trên địa bàn.

• Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

• Trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giảI quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân; trả lời chất vấn, kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

• Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của chi nhánh lên cấp trên • Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật

1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu phòng ban Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu

Đứng đầu điều hành là Giám đốc của chi nhánh, điều hành bao quát các công việc của chí nhánh và cũng trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. Giám đốc xem xét, quyết định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh. Phụ trách công tác xử lý nợ xấu và nợ có dấu hiệu xấu, công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, phụ trách giao dịch vốn liên ngân hàng, công tác thanh toán quốc tế, chịu trách nhiệm về quản lý, giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó là có ba Phó giám đốc, nhiệm vụ chính là trợ giúp công việc cho giám đốc. Ba vị Phó giám đốc này hoạt động đôi khi độc lập với các phòng ban, đôi khi lại phụ trách một phòng cụ thể tùy theo từng lúc công việc yêu cầu.

1.1.3.1. Phòng Khách hàng*Chức năng:*Chức năng: *Chức năng:

Phòng khách hàng là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng khách hàng Phòng tài chính hành chính Phòng kế toán giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Điểm giao dịch Hoàng Thạch Điểm giao dịch Minh Tân Điểm giao dịch Kinh Môn Phòng khách hàng số 1 Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân

các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ cấp tín dụng hiện hành của NHCT Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

*Nhiệm vụ:

- Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồmVNĐ và ngoại tệ gửi tại chi nhánh

- Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam tại chi nhánh. Phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác khách hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho một khách hàng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHCT Việt Nam. Sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có nhiệm vụ thực hiện:

1. Quản lý các hạn mức đã được phê duyệt.

2. Quản lý các tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành.

3. Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc cấp tín dụng, thu nợ, thu lãi, thu phí, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo theo quy chế hướng dẫn hiện hành. Cán bộ tín dụng theo dõi lãi phải thu theo định kỳ, thông báo cho phòng kế toán giao dịch thu nợ, thu lãi kịp thời.

4. Kiểm tra giám sát các khoản cho vay theo từng phương án vay vốn, bảo lãnh. 5. Thường xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn và bảo lãnh theo quy định.

6. Xử lý hoặc đề suất những biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vốn.

7. Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ cho vay bắt buộc.

8. Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi doanh nghiệp không trả được nợ đã thoả thuận với Ngân hàng.

- Định kỳ phân tích tình hình sản xúât kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể.

- Báo cáo phân tích tổng hợp...theo khách hàng, nhóm khách hàng và theo sản phẩm dịch vụ.

- Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.

- Phán ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.

1.1.3.2. Phòng kế toán giao dịch

*Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại trụ sở chi nhánh, tổ chức hạch toán kế toán thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ ngân hàng.

*Nhiệm vụ:

1. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:

- Thực hiện các giao dịch: Mở tài khoản tiền gửi, đóng các tài khoản(ngoại tệ và VNĐ) theo yêu cầu của khách hàng.

Bán séc, ấn chỉ thương... cho khách hàng theo quy định.

- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền (VNĐ và ngoại tệ) trong nước, chi trả kiều hối. Tiếp nhận các giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài.

- Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch với séc du lịch, séc bảo chi và thu phí liên quan.

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng đối với các loại sản phẩm về tiền gửi, giải ngấn, thu nợ và thu lãi.

- Thực hiện công tác thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng và chuyển tiền khác

- Thực hiện chức năng giao dịch và kiểm soát các giao dịch theo thẩm quyền, lập báo cáo cuối ngày, đóng nhật ký chứng từ, kiểm soát lưu trữ theo quy định

2. Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc thu nợ, thu lãi, xây dựng và lưu trữ hồ sơ khách hàng.

3. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của Ngân hàng. 1.1.3.3 Phòng tài chính

*Chức năng:

1. Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệpvụ thực hiện công tác tài chính kế toán của hoạt động Ngân hàng và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT.

2. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ ngân hàng.

*Nhiệm vụ:

1. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương, chi các quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nươc và NHCT phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện việc chi trả lương và các chế độ khách đối với người lao động tại chi nhánh.

2. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ giấy tờ có giá...quản lý tại chi nhánh.

3. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế. Quản lý các khoản chi phí và thu nhập tại chi nhánh.

4. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ , phối hợp với phòng ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày, lưu trữ chứng từ và lập, in báo cáo theo quy định của NHNN vµ NHCT.

5. Xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh theo định kỳ và theo dõi thực hiện kế hoạch được tổng giám đốc NHCT Việt Nam phê duyệt. Tham mưu cho giám đốc về điều hành tài chính phục vụ kinh doanh từng thời kỳ. Báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.

6. Phối hợp với phòng tổ chức hành chính xây dựng và theo dõi thực hiện nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định.

1.1.3.4 Phòng hành chính.

Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chin nhánh.

1.1.3.5 Phòng tiền tệ kho quỹ

*Chức năng:

Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt trong các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn

*Nhiệm vụ:

- Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm , giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…)theo đúng quy định của NHNN và NHCT.

- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho cac quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định.

- Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn.

- Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), phòng tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển giữa quỹ nhiệm vụ của chi nhánh với NHNN, các NHCT trên địa bàn, các QTK, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời tại chi nhánh.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định về an toàn kho quỹ. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo giám đốc kịp thời xử lý.

2 1.Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009– 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w