0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nhân sự của bộ phận quản lý rủi ro còn hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU (Trang 76 -76 )

4. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của

4.1.3. Nhân sự của bộ phận quản lý rủi ro còn hạn chế

Thực tế chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam đó là chưa chú trọng phát triển, duy trì một đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro. Thực trạng này cũng xuất phát từ tư duy không coi trọng công tác rủi ro của các ngân hàng thương mại. Hầu hết cán bộ rủi ro đều là những cán bộ tín dụng chuyển sang, không có chuyên ngành sâu về quản lý rủi ro tín dụng. Trong khi đó, nghiệp vụ quản lý rủi ro trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc với những ứng dụng của các thuật toán, mô hình thống kê hiện đại. Điều này đòi hỏi người làm công tác rủi ro vừa phải có kinh nghiệm tín dụng, vừa phải có kiến thức về các mô hình thống kê. Hạn chế về trình độ cán bộ còn thể hiện ở đội ngũ cán bộ kiểm tra kiểm soát tín dụng. Trong một thời gian dài, cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát hầu hết lại là những cán bộ tín dụng không có năng lực. Do đó, công tác kiểm tra, kiểm soát, một phần quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện một cách hình thức, hiệu quả kém.

Hơn nữa, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng còn quá phân tán, chưa phù hợp. Theo quy định, chi nhánh nào cũng phải có bộ phận quản lý rủi ro nên nhiều chi nhánh không bố trí đủ cán bộ cho bộ phận này, thậm chí tại nhiều chi nhánh bộ phận này chỉ có một người vừa làm cán bộ, vừa làm lãnh đạo. Trong khi đó, theo chức năng, nhiệm vụ bộ phận này ở chi nhánh thường kiêm nhiệm cả quản lý nợ có vấn đề, quản lý rủi ro tác nghiệp… Phòng quản lý rủi ro tại Chi Nhánh Nhị

Chiểu chỉ có 3 cán bộ, thực tế là chưa đáp ứng đủ yêu cầu đề ra.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận này không được phân cấp theo chiều dọc như mô hình các Ngân hàng lớn đang thực hiện mà phân cấp theo chiều ngang. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng không có quyền cấp hạn mức và vẫn chịu sự chỉ đạo điều hành của ban giám đốc chi nhánh. Quyết định cấp tín dụng cuối cùng vẫn là quyết định của hội đồng tín dụng cơ sở hoặc giám đốc chi nhánh.Vì vậy, ý kiến của bộ phận quản lý rủi ro nhiều khi phụ thuộc vào ý kiến của Ban giám đốc, không có tính độc lập.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU (Trang 76 -76 )

×