Kinh nghiệm của Tập đoàn Ngân hàng ANZ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 40)

2. Sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM

3.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Ngân hàng ANZ

Rủi ro tín dụng chiếm 43% tổng số rủi ro tại ANZ. Trong con mắt của các nhà quản lý ngân hàng, quản lý RRTD là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu của hoạt động cho vay: Tăng trưởng tốt với mức lợi nhuận tương ứng. Vì vậy, ANZ có một khung quản lý rủi ro hợp lý với cách tiếp cận có cơ cấu và nguyên tắc để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận này. Trong chính sách của ANZ, khung quản lý rủi ro được đặt lên hàng đầu và tập trung vào "chính sách, con người, kỹ năng, tầm nhìn, giá trị, tính tập trung và số dư danh mục tín dụng". Để đảm bảo

quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản lý rủi ro ở ANZ chia làm 2 bộ phận: Bộ phận 1: Business Unit - Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng - làm nhiệm vụ quản lý quan hệ khách hàng và định giá đối với từng loại khách hàng, xem xét mức độ rủi ro, phân phối vốn và chi phí và Bộ phận 2: Relative Credit Group - là bộ phận quản lý rủi ro sẽ thẩm định các khoản vay như là: Phân tích tài chính, cho điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng, phân tích về khách hàng, cơ cấu và chứng khoán hoá khoản vay

Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor. Cuối cùng là, các công cụ đánh giá tín nhiệm sẽ phù hợp với Basel II và kèm theo là một chính sách quản lý tín dụng chặt chẽ và đã được ANZ thông qua từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w