0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng thiếu đồng bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU (Trang 70 -70 )

3. Đánh giá chung về quản lý RRTD của Vietinbank – Chi nhánh Nhị Chiểu

3.2.4 Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng thiếu đồng bộ

Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng vẫn còn thiếu tính đồng bộ. Hiện nay, ngân hàng mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:

Về hệ thống chỉ tiêu phân tích, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.

Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn vê từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Phương pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan, phương pháp đánh giá hiện tại của ngân hàng đang áp dụng là phương pháp xếp hạng, trong đó cán bộ tín dụng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo hướng dẫn cho điểm của Hội sở đã ban hành. Hiện tại một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ xếp hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này. Cơ chế xếp hạng này chủ yếu được thực hiện thủ công bởi các cán bộ tín dụng và được lãnh đạo tín dụng phê duyệt nên kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng không đảm bảo tính chính xác cao, dễ bị can thiệp bởi người thực hiện, đồng thời không tạo được cơ sở dữ liệu tích luỹ, phục vụ cho việc tính toán các tham số rủi ro trong công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng.

Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng còn hạn chế do hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân ngân hàng khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành mà các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh… ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU (Trang 70 -70 )

×