Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thái Lan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 39)

3. Kinh nghiệm về hạn chế RRTD của các tổ chức tín dụng quốc tế

3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thái Lan

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998, một loạt các thay đổi cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để. Một số nét đặc trưng của quá trình đó là:

Một là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm thành 2 bộ phận: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định.

Hai là, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Một số ngân hàng Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay, đã dẫn đến có lúc nợ xấu lên đến 40% (năm 1997-1999). Hiện nay, các ngân hàng đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng. Trên cơ sở báo cáo tài chính và các nguồn thông tin, ngân hàng xác định vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư, tiến hành dự báo rủi ro

trong tương lai, các phương án và khả năng khắc phục.

Ba là, giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường, trên cơ sở thông tin thu thập được để đánh giá xếp loại khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. Tại Trụ sở chính có 2 bộ phận: bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi những rủi ro của từng khoản vay và có hành động thích ứng kịp thời nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay phải được tuân thủ. Bộ phận tái xét: quy định cụ thể phương pháp tái xét phải thực thi theo quy định của NHTW Thái Lan. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng quản lý danh mục tín dụng, thường xuyên cập nhật các báo cáo kinh doanh cho danh mục tín dụng, báo cáo xếp hạng tín dụng, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát, khoản nợ không hoạt động.

Bốn là, thực hiện nguyên tắc cho điểm khách hàng.Các Ngân hàng Thái Lan hiện đang áp dụng cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với khách hàng. Hạng tín dụng được xếp loại theo các hạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất), AA, A,BBB,… đến D (nguy cơ vỡ nợ). Hiện nay, các ngân hàng Thái Lan đang áp dụng việc cho điểm khách hàng theo các mô hình điểm số Z và mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.

Năm là, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Tuỳ theo mức vốn vay, thẩm quyền phán quyết tín dụng được phân cấp cho giám đốc chi nhánh, hoặc trình hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị,…

3.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Ngân hàng ANZ

Rủi ro tín dụng chiếm 43% tổng số rủi ro tại ANZ. Trong con mắt của các nhà quản lý ngân hàng, quản lý RRTD là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu của hoạt động cho vay: Tăng trưởng tốt với mức lợi nhuận tương ứng. Vì vậy, ANZ có một khung quản lý rủi ro hợp lý với cách tiếp cận có cơ cấu và nguyên tắc để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận này. Trong chính sách của ANZ, khung quản lý rủi ro được đặt lên hàng đầu và tập trung vào "chính sách, con người, kỹ năng, tầm nhìn, giá trị, tính tập trung và số dư danh mục tín dụng". Để đảm bảo

quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản lý rủi ro ở ANZ chia làm 2 bộ phận: Bộ phận 1: Business Unit - Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng - làm nhiệm vụ quản lý quan hệ khách hàng và định giá đối với từng loại khách hàng, xem xét mức độ rủi ro, phân phối vốn và chi phí và Bộ phận 2: Relative Credit Group - là bộ phận quản lý rủi ro sẽ thẩm định các khoản vay như là: Phân tích tài chính, cho điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng, phân tích về khách hàng, cơ cấu và chứng khoán hoá khoản vay

Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor. Cuối cùng là, các công cụ đánh giá tín nhiệm sẽ phù hợp với Basel II và kèm theo là một chính sách quản lý tín dụng chặt chẽ và đã được ANZ thông qua từng thời kỳ.

3.3. Ngân hàng Citibank của Mỹ

Để hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng Citibank của Mỹ đã áp dụng các biện pháp:

Thứ nhất, phân định rõ chức năng của các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng, bao gồm:

- Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm phân bổ tín dụng, đồng thời để ra mức rủi ro chấp nhận được, mục tiêu chiến lược trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng mô hình quản lý rủi ro và giám sát thực hiện.

- Ban quản lý hạn mức tín dụng chịu trách nhiệm đối với hạn mức vay của từng khách hàng.

- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh chịu trách nhiệm đánh giá và cập nhật tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay thông qua tiêu chuẩn 5C:

- Character; Năng lực quản trị của người đi vay. - Capacity: Năng lực tài chính của người đi vay. - Colleteral: Thế chấp bảo đảm khoản vay.

- Condition of industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động - Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng

Thứ ba, Citibank phân biệt quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt:

- Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực, tư cách và kỹ năng nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không căn cứ vào chức vụ của cá nhân trong ngân hàng.

- Quyền phê duyệt: ở Citibank, việc cấp tín dụng không phải do một người quyết định mà được quyết định bới ba cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định độc lập.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

VIETINBANK – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG

1. Vài nét khái quát về Vietinbank – Chi nhánh Nhị Chiểu

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank – Chi nhánh Nhị Chiểu

1.1.1 Chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu tỉnh Hải Dương

Tiền thân của chi nhánh ngân hàng công thương Nhị Chiểu được thành lập vào năm 1988 do sự sát nhập giữa Ngân hàng Đầu tư và phát triển với ngân hàng Nhà nước khu vực Nhị Chiểu trực thuộc ngân hàng Công thương tỉnh Hải Dương. Năm 2006 được ngân hàng công thương Việt Nam quyết định nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng công thương Hải Dương lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam

Nhiệm vụ chính là thực hiện công tác chuyên môn kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Khi mới được thành lập, cơ sở vật chất của ngân hàng còn nhiều thiếu thốn. Trụ sở chi nhánh chỉ diện tích chưa đầy 50m2. Biên chế cán bộ làm việc có 14 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo chi điếm, còn lại là cán bộ nghiệp vụ hành chính. Bộ máy hoạt động gồm có ban lãnh đạo, phòng tín dụng, phòng kế toán giao dịch(bao gồm cả bộ phận quỹ nghiệp vụ) phòng hành chính .

Giai 5 năm chuyển đổi mô hình hoạt động (1988- 1993): Khi chuyển đổi mô hình hoạt động, với chức năng của một Ngân hàng chuyên doanh, tổ chức chi nhánh NHCT Nhị Chiểu trực thuộc chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hải Dương. Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu lúc này chưa thoát khỏi cơ chế cũ bởi hoạt động thu chi ngân sách vẫn còn tồn tại và hoạt động song song với chức năng kinh doanh trong nội bộ ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn: tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế lao động quá đông, trình độ cán bộ còn nhiều yếu kém không đủ sức đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế và đổi mới hoạt động Ngân hàng. Quy mô nguồn vốn thấp chỉ có 8.874 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế mới chỉ đạt con số 4980 triệu đồng.

Thời kỳ này hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn gặp nhiêu khó khăn do chưa tách bạch giữa chức năng kinh doanh với nhiệm vụ thu chi hộ ngân sách Nhà nước. Hoạt động tín dụng cũng vấp phải những sai lầm nghiệm trọng trong bước đầu trải nghiệm cơ chế thị trường, do nôn nóng đổi mới, do hệ thống luật pháp chưa đầu đủ, chưa thích ứng được với yêu cầu đổi mới, do trình độ cán bộ còn non kém, không có kiến thức về lĩnh vực kinh tế thị trường. Một sai lầm nghiêm trọng mà chi nhán Ngân hàng công thương Nhị Chiểu nói riêng và một số chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng công thương nói chung là đã vấp phải trong dòng xoáy của quá trình đổi mới đó là sự đổ bể của hoạt động tín dụng công đoàn, với hình thức huy đông vốn của đoàn viên và cho đoàn viên vay vốn để để phát triển kinh tế gia đình.

Với bài học kinh nghiệm và những mất mát của 5 năm đầu khảo nghiệm trong sự nghiệp đổi mới hoạt động. Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã ý thức được vị trí vai trò của mình trong hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh đã chủ động sắp xếp lại bộ máy, mạnh dạn bổ nhiệm đề bạt cán bộ trẻ có năng lực có trình độ, nhanh nhạy với thực tế để thay thế cho lớp cán bộ lớn tuổi, lâu năm, trình độ và khả năng không phù hợp với cơ chế điều hành mới. Với quyết tâm đổi mới, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Nhị Chiểu trong 20 năm qua (1994-2012) đã thành đạt, trở thành một trong những chi nhánh có nhiều đóng góp cho hệ thống NHCT tỉnh Hải Dương và cả hệ thống NHCT .

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện một số nội dung thuộc chức năng quản lý về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, và trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng theo sự ủy quyền của Ngân hàng cấp trên. Tổ chức huy động vốn của mọi tổ chức và tâng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng. Được nhận các nguồn đóng góp tự nguyện không có lãi và các tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp

hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước, cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán, thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không tiền mặt. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh,…

Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Chi nhánh:

• Làm đầu mối tổ chức phổ biến, hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng tren địa bàn được phân công.

• Yêu cầu tổ chức tín dụng và tổ chức có hoạt động ngân hàng trên địa bàn báo cáo, cung cấp tài liệu, số liệu theo quy định của Thống đốc và các yêu cầu đột xuất của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để thực thi nhiệm vụ của mình.

• Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, phân tích và dự báo kinh tế có liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh; có ý kiến tham gia với cấp ủy, chính quyền thành phố trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương khi được yêu cầu.

• Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cà các dịch vụ ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bµn.

• Thực hiện các nghiệp vụ cà biện pháp quản lý Nhà nước về ngoại hối trên địa bàn.

• Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

• Trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giảI quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân; trả lời chất vấn, kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

• Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của chi nhánh lên cấp trên • Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật

1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu phòng ban Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu

Đứng đầu điều hành là Giám đốc của chi nhánh, điều hành bao quát các công việc của chí nhánh và cũng trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. Giám đốc xem xét, quyết định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh. Phụ trách công tác xử lý nợ xấu và nợ có dấu hiệu xấu, công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, phụ trách giao dịch vốn liên ngân hàng, công tác thanh toán quốc tế, chịu trách nhiệm về quản lý, giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó là có ba Phó giám đốc, nhiệm vụ chính là trợ giúp công việc cho giám đốc. Ba vị Phó giám đốc này hoạt động đôi khi độc lập với các phòng ban, đôi khi lại phụ trách một phòng cụ thể tùy theo từng lúc công việc yêu cầu.

1.1.3.1. Phòng Khách hàng*Chức năng:*Chức năng: *Chức năng:

Phòng khách hàng là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng khách hàng Phòng tài chính hành chính Phòng kế toán giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Điểm giao dịch Hoàng Thạch Điểm giao dịch Minh Tân Điểm giao dịch Kinh Môn Phòng khách hàng số 1 Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân

các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ cấp tín dụng hiện hành của NHCT Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

*Nhiệm vụ:

- Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồmVNĐ và ngoại tệ gửi tại chi nhánh

- Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam tại chi nhánh. Phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác khách hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho một khách hàng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHCT Việt Nam. Sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có nhiệm vụ thực hiện:

1. Quản lý các hạn mức đã được phê duyệt.

2. Quản lý các tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành.

3. Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc cấp tín dụng, thu nợ, thu lãi, thu phí, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo theo quy chế hướng dẫn hiện hành. Cán bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w